• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập Hóa 10 nâng cao / Giải bài 6.33 trang 58 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao

Giải bài 6.33 trang 58 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao

Đăng ngày: 24/07/2019 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập Hóa 10 nâng cao

Giải bài 6.33 trang 58 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trên các chậu đựng nước. Sau một thời gian, thủ pH của các dung dịch, kết quả được ghi ở hình sau.

Bài 6.33 trang 58 SBT Hóa Học 10 Nâng cao

Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trên các chậu đựng nước. Sau một thời gian, thủ pH của các dung dịch, kết quả được ghi ở hình sau:

Hãy cho biết:

1. Khí nào tan trong nước nhiều nhất?

2. Khí nào không tan trong nước?

3. Khí nào tan trong nước ít nhất?

4. Khí nào có thể dự đoán là amoniac (NH3)? Biết khí này tan nhiều trong nước, tạo ra dung dịch kiềm yếu.

5. Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B, nhận thấy mực nước trong ống nghiệm B dâng cao hơn. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này?

6. Ta có thể dự đoán khí trong ống nghiệm B là khí nào? Vì sao?

7. Ta có thể dự đoán khí trong ống nghiệm D là khí nào? Vì sao?

Giải

1. Khí ở ống nghiệm C tan trong nước nhiều nhất.

2. Khí ở ống nghiệm A không tan trong nước.

3. Khí ở ống B tan trong nước ít nhất.

4. Dự đoán khí trong ống nghiệm C là amoniac(NH3) và nó tan nhiều trong nước và tạo ra dung dịch kiềm yếu (pH = 10).

5. Khí B tan ít trong nước, tạo thành dung dịch axit yếu (pH = 5). Dung dịch này tác dụng với NaOH khiến cho lượng khí trong ống nghiệm B và trong chậu giảm, gây ra sự giảm áp suất trong ống nghiệm làm cho mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn.

6. Khí trong ống nghiệm B có thể dự đoán là SO2, CO2 … Vì chúng là những oxit axit, tan không nhiều lắm trong nước, tạo thành dung dịch axit yếu (pH = 5).

7. Khí trong ống nghiệm D có thể dự đoán là hiđro clorua (HCl), vì khí này tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch axit mạnh là axit clohiđric (pH = 1).

Tag với:Bài 45: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh - Sách bài tập Hóa 10 nâng cao

Bài liên quan:

  • Giải bài 6.29 trang 55 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.32 trang 57 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.36 trang 59 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.39 trang 59 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.28 trang 55 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.41 trang 60 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.37 trang 59 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.31 trang 56 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.40 trang 60 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.42, 6.43, 6.44, 6.45 trang 61 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.35 trang 59 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 6.34 trang 58 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải sách bài tập Hoá 10 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.