• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập Lý 10 nâng cao / Giải Bài 4.8 trang 47 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao

Giải Bài 4.8 trang 47 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao

Đăng ngày: 01/08/2019 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập Lý 10 nâng cao

Bài 4.8 trang 47 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao



Một xe cát có khối lượng M đang chuyển động với vận

Một xe cát có khối lượng M  đang chuyển động với vận tốc V trên mặt nằm ngang. Người ta bắn một viên đạn có khối lượng m vào xe với vận tốc v hợp với phương ngang một góc \(\alpha \) và ngược hướng chuyển động của xe (Hình 4.6). Bỏ qua ma sát giữa xe và mặt đường.

a)Tìm vận tốc u của xe sau khi đạn đã nằm yên trong cát.

b)Tính ngoại lực (hướng và độ lớn ) tác dụng lên hệ đạn- xe trong thời gian \(\Delta t\) xảy ra va chạm.

 

Giải:

a)Xe chỉ chịu tác dụng của trọng lực \(\overrightarrow P \) và phản lực \(\overrightarrow N \) hướng vuông góc với mặt đường. Chọn hệ trục tọa độ xOy như Hình 4.1G.

 

Theo phương ngang, tổng động lượng của hệ xe-đạn được bảo toàn vì không có ngoại lực tác dụng.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của xe, ta viết được :

\(\eqalign{  & MV – mv\cos \alpha  = (M + m)u  \cr  & u = {{MV – mv\cos \alpha } \over {M + m}} \cr} \)

Vận tốc u của xe (có đạn nằm ở trong ) sau va chạm có phương ngang và chiều tùy thuộc dấu hiệu MV-mvcos\(\alpha \).

b)Giả thiết thời gian va chạm là \(\Delta t\). Theo phương y, động lượng của hệ xe-đạn sẽ biến thiên vì có ngoại lực tác dụng. Ta có đẳng thức về xung lượng của lực :

\(F.\Delta t = \Delta p\)

Từ đó : \((N – P)\Delta t = 0 – ( – mv\sin \alpha ) = mvsin\alpha \)

Suy ra \(N – P = {{mv\sin \alpha } \over {\Delta t}} > 0.\)

Kết quả trên cho biết N>P, tức là áp lực vuông góc của xe lên mặt đường lớn hơn trọng lượng của xe. Có thể nhận xét thêm : nếu bắn viên đạn theo phương ngang vào xe, tức là \(\sin \alpha  = 0,\) thì ta lại có N=P.

Tag với:CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Bài liên quan:

  • Giải Bài 4.56 trang 56 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.1 trang 46 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.42 trang 53 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.13 trang 48 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.34 trang 51 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.64 trang 57 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.29 trang 50 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.32 trang 51 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.45 trang 54 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.51 trang 55 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.11 trang 48 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao
  • Giải Bài 4.14 trang 48 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải Sách Bài Tập Vật Lý 10 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.