• Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Học toán
  • Sách toán
  • Môn Toán
  • Đề thi toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
  • Bài mới

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

You are here: Home / Soạn Văn / Soạn Văn 9 / Soạn bài Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự văn 9

Soạn bài Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự văn 9

10/11/2017 by admin Leave a Comment

1. Tóm tắt nội dung

  • Độc thoại:
    • Nói thành lời.
    • Câu nói có gạch đầu dòng.
  • Độc thoại nội tâm:
    • Nói không thành lời. Tức là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong (suy nghĩ).
    • Không có gạch đầu dòng.

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.

Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
– Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
– Thầy nó ngủ rồi à?
– Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
– Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên:
– Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt…

(Kim Lân, Làng)

  • Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hai vợ chồng ông Hai.
  • Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp.
  • Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp.
  • Câu hỏi thư hai của bà được ông Hai khẽ nhúc nhích đáp lại bằng cách hỏi lại “Gì? “
  • Lần ba ông cũng chỉ đáp lời bà bằng một câu cụt lủn ” Biết rồi”.

→ Cuộc đối thoại này giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai.

Câu 2. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Hôm nay không khí lớp học nhộn nhịp, rộn rã khác hẳn ngày thường, bởi hôm nay vào tiết truy bài của lớp, cô giáo chủ nhiệm của tôi đã dẫn theo một bạn học sinh mới, và từ hôm nay thì bạn ấy sẽ học cùng chúng tôi cho đến hết năm học cuối cấp này.

Sự xuất hiện của bạn học sinh mới khiến chúng tôi vô cùng tò mò, náo nức, đó là một bạn nữ rất xinh đẹp, bạn tên là Hoa. Ngay khi vào lớp, nhìn vẻ nhút nhát của Hoa tôi đã nghĩ rằng chắc hẳn bạn ấy rất ít nói. Quả nhiên Lam rất nhút nhát, khuôn mặt của Hoa đỏ bừng, giọng nói run rẩy, nhưng được sự cổ vũ của chúng tôi và cô giáo chủ nhiệm thì Hoa đã giới thiệu được bản thân mình với cả lớp. Sau màn chào hỏi thì Hoa được xếp vào ngồi cùng bàn với tôi. Cuộc nói chuyện của chúng tôi khá ngượng ngùng vì đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt. Tôi chủ động nhường chỗ cho Hoa và nói chào hỏi trước.

– “Chào Hoa. Tớ tên Lan, rất vui vì được làm quen với cậu”. Hoa đỏ bừng khuôn mặt vì ngượng ngùng, trông bạn ấy rất dễ thương. Hoa thỏ thẻ nói với tôi:

– “Tớ cũng vậy…” Dường như Hoa muốn nói thêm gì đó nhưng rụt rè chưa thể nói ra, tôi nghĩ Hoa sẽ là một người bạn tốt nhưng do tính nhút nhát nên chưa cởi mở hơn được.

– “Từ nay chúng mình là bạn nhé, Hoa đừng ngại lớp mình ai cũng rất thân thiện, vui vẻ, chúng mình sẽ làm quen dần dần nhé”

Nghe vậy Hoa cũng rất vui mừng, bạn nở một nụ cười thật đẹp. Từ đó Hoa trở thành một thành viên của lớp chúng tôi và chúng tôi đã cùng nhau tạo nên những kỉ niệm đẹp của đời học sinh.

Bài học cùng chương hoặc môn:

  1. Soạn Chương trình địa phương phần tiếng Việt văn 9
  2. Soạn bài Làng của Nguyễn Duy – văn 9

Chuyên mục: Soạn Văn 9 Thẻ: Bai 13 van 9

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Lớp 12 – Lớp 11 

Chuyên đề mới:

Chuyên đề ôn thi lớp 9 tuyển sinh lớp 10

Sách Toán © 2015 - 2018 - Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, soạn Văn, Sách tham khảo và Đề thi.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn