• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Văn hay / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích bài thơ Ông nghè tháng Tám của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Ông nghè tháng Tám của Nguyễn Khuyến

Đăng ngày: 24/02/2018 Biên tâp: admin Thuộc chủ đề:Văn mẫu lớp 11

Phân tích bài thơ Ông nghè tháng Tám của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Ông nghè tháng Tám của Nguyễn Khuyến

Nhắc tới Nguyễn Khuyến là nhắc tới hình ảnh của một nhà thơ tiêu biểu cho làng cảnh Việt Nam, những câu từ trong thơ Nguyễn kHuyến mang tới cho người đoc người nghe những cảm giác của vùng thôn quê dân giã. Một trong số những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Khuyến là “ông nghè tháng 8” hay bài thơ tiêu biểu với hình ảnh của hình ảnh tiến sĩ làm bắng giấy hết đỗi chân thực mà cũng mang tính châm biếm và hiện thực sâu sắc

Một trong những ấn tượng ban đầu của bài thơ chính là nhắc tới hình ảnh của ông nghè là một trong những đồ chơi được sử dụng trong các dịp lễ hội. là đồ chơi của con trẻ nhưng cũng rất tinh tế và được làm một cách tỉ mỉ giống thật, tuy nhiên dù thật tới mức nào thì nó cũng chỉ là làm bằng giấy mà thôi. Và để mở đầu một cách bất ngờ nhà thơ đã viết:

“Cũng cờ cũng biển cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai”

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi”

Hình ảnh của ông nghè với cân đai với những mảnh giấy sơn son thiếp vàng khiến người ta gợi nhớ tới những hình ảnh của những nhà thi đỗ tiến sĩ được nhà vua trọng dụng và những người vinh hạnh được nhiều người trọng dụng.

Nghe từ cũng ở đây tác giả muốn nhấn mạnh là ông nghè tháng tám ở đây chỉ là những thứ làm bằng giấy nhưng chung qui lại lại rất giống thật và khó có thể phát hiện. một người có nhiều uy danh và sự kính trọng những tiến sĩ này nhanh chóng được trọng dụng và làm những việc có ý nghĩa. Nhưng có đối lập lại chính là hình ảnh tiến sĩ giấy, chúng dù có đẹp tới đâu thì cũng làm từ giấy mà thôi. Những gì chúng có thể làm cho người ta kinh ngạc chính là khi chúng đươc trang trí một cách tỉ mỉ với bàn tay tài nghệ của các nghệ nhân

Tuy nhiên nhà thơ của chúng ta không dừng lại ở việc chỉ miêu tả những ông tiến sĩ này mà còn là khắc họa ẩn ý trong đó là những ông tiến sĩ giấy “ hữu danh vô thực” mặc dù mang danh là tiến sĩ là những người học rộng tài cao nhưng thưc chất lại là những người chỉ có một cái duy nhất đó chính là tờ giấy chứng nhận. màu sắc hay cái vẻ bề ngoài chỉ để bao bọc những cái dốt nát và điêu đứng ở bên trong.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh ấy mới hời

Lại tiếp tục với những câu thơ như ý chỉ miêu tả những ông nghè nhưng sao ý tứ lại có phần mỉa mai tới như thế. tiến sĩ – cái danh hiệu ất như là một thứ nhẹ nhàng không có chút trọng lượng gì cả và câu thơ “ cái giá khoa danh ấy mới hời” như để chứng minh rằng thi cử hay những thủ tục nay không còn ý nghĩa nhiều và khắt khe như trước nữa.

“ Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”

Có lẽ hai câu thơ này là hai câu thơ trào phúng hay nhất và đặc sắc nhất của bài thơ. Những câu thơ với ý tứ rất chỉnh khiến cho người ta đọc có những cảm nhận rất thật về một xã hội một thời đại bây giờ. Và cái thời đại ấy người tài giỏi thì bị chèn ép không được trọng dụng còn những người có tiền có ô dù có những vai vế thì tiếp nối nhau vào giúp việc cho triều đình. Và đây cũng là lí do tại sao mà những người như Nguyễn Khuyến lại quyết định lui vê ở ẩn. trở lại với mạch của bài thơ, không thể phủ nhận rằng những người tiến sĩ như ông tiến sĩ giấy lại là những hình ảnh điển hình để miêu tả những con người ít học nhưng lại mua chức mua quyền để lấy làm hãnh diện nay lại ngang nhiên tới thế. Tưởng rằng đồ thật nhưng lại hóa ra chỉ là đồ chơi không có một chút thực lực hay một chút tài năng như thế nào cả

Làm bài thơ vịnh về ông nghè tháng tám nhưng thực ra là làm về bài thơ để nói về một thực trạng đau buồn của đất nước, thời thế thay đổi người giỏi thì không được trọng dụng lui về ở ẩn, người ít học lại có tiền lại soán ngôi. Với lối nói hài hước dí dỏm người ta nhận ra một cái nhìn vừa hài hước lại vừa châm biếm mỉa mai của Nguyễn Khuyến.

Nguồn: Bài văn hay

Tag với:Phân tích

Bài liên quan:

  • Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – văn lớp 12
  • Phân tích nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – văn lớp 9
  • Phân tích nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”
  • Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
  • Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
  • Phân tích bài ca dao: “Bao giờ cho đến tháng ba…”
  • Phân tích bài ca dao “ Lỗ mũi mười tám gánh lông …”
  • Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều
  • Phân tích vẻ đẹp trữ tình của nhân vật trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”
  • Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Những bài Văn mẫu hay lớp 11




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.