• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập Lý 7 / Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7

Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7

Đăng ngày: 02/07/2019 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập Lý 7

Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7


Bài 14.1 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ
B. Khi âm phát ra đến gần như cùng một lúc với âm phản xạ
C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang
Giải
=> Chọn C

Bài 14.2 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. Miếng xốp
B. Tấm gỗ
C. Mặt gương
D. Đệm cao su
Giải
=> Chọn C

Bài 14.3 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ) tiếng nói nghe rất rõ?
Giải
Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp,I còn có âm phản xạ từ mặt nước, nên ta nghe rất rõ.

Bài 14.4 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Có hai bể đang chứa nước, bể thứ nhất có nắp và miệng nhỏ (hình 14. la), bể thứ hai không có nắp đậy (hình 14.lb). Nói “alô” vào bể thứ nhất em sẽ nghe thấy tiếng vang, nhưng cũng nói như vậy vào bể thứ hai thì không nghe thấy tiếng vang. Hãy giải thích.
Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7
Trả lời:
Trong bể nước có nắp đậy: âm phản xạ nhiều lần rồi mới đến tai ta, nên đủ thời gian để tai phân biệt được nó với âm trực tiếp, nên ta nghe thấy tiếng vang.
Trong bể nước không có nắp đậy, âm phản xạ từ mặt nước, thành bể một phần không đến tai ta, một phần đến tai ta gần như cùng một lúc với âm phát ra, nên ta không nghe thấy tiếng vang.

Bài 14.5 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Hãy chọn từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém trong các từ sau: mềm, ấm, nhẵn, mấp mô, xốp, phẳng, đen, lạnh, gồ ghề, cứng.
Giải
Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt: nhẵn, phẳng, cứng.
Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm kém: mềm, mấp mô, xốp, gồ ghề.

Bài 14.6 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Hãy nêu những ứng dụng của phản xạ âm mà em biết.
Giải
Ứng dụng của phản xạ âm dùng để:
– Xác định độ sâu của biển; trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh.
– Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.

Bài 14.7 trang 32 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.
B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng
C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn
D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.
Giải
=> Chọn D

Bài 14.8 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Âm phản xạ có lợi hay có hại? Nêu ví dụ.
Giải
Có trường hợp âm phản xạ có lợi, có trường hợp âm phản xạ có hại.

Bài 14.9 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Em phải đứng cách xa núi ít nhất là bao nhiêu, để tại đó, em được tiếng vang tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền của trong không khí là 340m/s.
Trả lời:
Để có tiếng vang trong không khí, thì thời gian kể từ khi âm phát đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng \( \frac{1}{15} \)s. Trong khoảng thời gian \( \frac{1}{15} \)s, âm đi được một quãng đường là:
\( \frac{1}{15} \)s x 340m/s = 22,7m
Vậy, để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách xa núi ít nhất: 22,7m : 2 = 11,35m

Bài 14.11 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Những vật nào sau đây hấp thụ âm tốt?
A. Thép, gỗ, vải
B. Bêtông, sắt, bông
C. Đá, sắt, thép
D. Vải, nhung, dạ
Giải
=> Chọn D

Bài 14.12 trang 33 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7.
Em hãy nêu cách làm giảm tiếng ồn trong nhà có mái lợp tôn mỗi khi trời mưa to.
Trả lời:
Có thể làm thêm tấm xốp dưới mái tôn để tấm xốp hấp thụ bớt tiếng ồn.

Tag với:Giai sbt chuong 2 Ly 7

Bài liên quan:

  • Bài 10: Nguồn âm – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7
  • Bài 11: Độ cao của âm – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7
  • Bài 12: Độ to của âm – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7
  • Bài 13: Môi trường truyền âm – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7
  • Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn – Giải sách bài tập Vật lý lớp 7

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.