Giải bài tập Toán từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán online và Đề thi toán
Cho hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + cx + 1\) và \(g\left( x \right) = f\left( {1 – x} \right)\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Biết rằng diện tích miền tô đậm bằng 2, với \(a\) và \(c\) là các số nguyên. Tính giá trị \(a.c\)?
Cho hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + cx + 1\) và \(g\left( x \right) = f\left( {1 – x} \right)\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Biết rằng diện tích miền tô đậm bằng 2, với \(a\) và \(c\) là các số nguyên. Tính giá trị \(a.c\)?
Lời Giải:
Đây là các câu trắc nghiệm về ứng dụng tích phân mức độ 3,4 – VẬN DỤNG
A. 2.
B. \( – 2\).
C. 1.
D. 0.
Lời giải:
Đồ thị hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {1 – x} \right)\) đi qua điểm \(\left( {2\,;\,0} \right)\)\( \Rightarrow g\left( 2 \right) = 0 \Rightarrow f\left( { – 1} \right) = 0 \Rightarrow – a – c + 1 = 0\)
Do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {a{x^3} + cx + 1} \right) = – \infty \) nên suy ra \(a < 0\).
Phương trình hoành độ giao điểm đồ thị \(f\left( x \right)\) và đường thẳng \(y = 1\):
\(a{x^3} + cx + 1 = 1 \Leftrightarrow x\left( {a{x^2} + c} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\a{x^2} + c = 0\,\,\left( 1 \right)\end{array} \right.\).
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đường thẳng \(y = 1\) cắt đồ thị \(f\left( x \right)\) tại 3 điểm phân biệt nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt khác 0 \( \Leftrightarrow – \frac{c}{a} > 0 \Leftrightarrow \frac{c}{a} < 0 \Leftrightarrow c > 0\) .
Khi đó \(a{x^2} + c = 0 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt { – \frac{c}{a}} \).
Phương trình hoành độ giao điểm đồ thị \(g\left( x \right) = f\left( {1 – x} \right)\) và đường thẳng \(y = 1\):
\(a{\left( {1 – x} \right)^3} + c\left( {1 – x} \right) + 1 = 1 \Leftrightarrow \left( {1 – x} \right)\left[ {a{{\left( {1 – x} \right)}^2} + c} \right] = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\a{\left( {1 – x} \right)^2} + c = 0\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đường thẳng \(y = 1\) cắt đồ thị \(g\left( x \right)\) tại 3 điểm phân biệt nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt khác 1. Khi đó:
\(a{\left( {1 – x} \right)^2} + c = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}1 – x = \sqrt { – \frac{c}{a}} \\1 – x = – \sqrt { – \frac{c}{a}} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1 – \sqrt { – \frac{c}{a}} \\x = 1 + \sqrt { – \frac{c}{a}} \end{array} \right.\).
Diện tích phần tô đậm: \(S = \int\limits_0^{\sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} + \int\limits_1^{1 + \sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {1 – f\left( {1 – x} \right)} \right]{\rm{d}}x} \).
Xét \({I_1} = \int\limits_1^{1 + \sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {1 – f\left( {1 – x} \right)} \right]{\rm{d}}x} \). Đặt \(t = 1 – x \Rightarrow {\rm{d}}t = – {\rm{d}}x\).
Đổi cận \(x = 1 \Rightarrow t = 0\), \(x = 1 + \sqrt { – \frac{c}{a}} \Rightarrow t = – \sqrt { – \frac{c}{a}} \).
Suy ra
\({I_1} = \int\limits_1^{1 + \sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {1 – f\left( {1 – x} \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_0^{ – \sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {1 – f\left( t \right)} \right]} \left( { – {\rm{d}}t} \right) = – \int\limits_{ – \sqrt { – \frac{c}{a}} }^0 {\left[ {f\left( t \right) – 1} \right]} {\rm{d}}t = – \int\limits_{ – \sqrt { – \frac{c}{a}} }^0 {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} \)
Như vậy \(S = \int\limits_0^{\sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} – \int\limits_{ – \sqrt { – \frac{c}{a}} }^0 {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} \).
Do hàm số \(f\left( x \right) – 1 = a{x^3} + cx\) là hàm số lẻ nên \( – \int\limits_0^{\sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_{ – \sqrt { – \frac{c}{a}} }^0 {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} \) suy ra
\(S = 2\int\limits_0^{\sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} \Rightarrow 2\int\limits_0^{\sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} = 2 \Rightarrow \int\limits_0^{\sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left[ {f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} = 1\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \int\limits_0^{\sqrt { – \frac{c}{a}} } {\left( {a{x^3} + cx} \right){\rm{d}}x} = 1 \Rightarrow \frac{{a{x^4}}}{4} + \frac{{c{x^2}}}{2}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{^{\sqrt { – \frac{c}{a}} }}\\{_0}\end{array}} \right. = \frac{{a{{\left( {\sqrt { – \frac{c}{a}} } \right)}^4}}}{4} + \frac{{c{{\left( {\sqrt { – \frac{c}{a}} } \right)}^2}}}{2} = 1\\ \Rightarrow \frac{{{c^2}}}{{4a}} – \frac{{{c^2}}}{{2a}} = 1 \Rightarrow – {c^2} = 4a\end{array}\)
Mà \( – a – c + 1 = 0\), nên \( – {c^2} = 4\left( {1 – c} \right) \Leftrightarrow {c^2} – 4c + 4 = 0 \Leftrightarrow c = 2 \Rightarrow a = 1 – 2 = – 1\).
Vậy \(ac = – 2\).
====================
Thuộc chủ đề: Trắc nghiệm Ứng dụng Tích phân
Trả lời