• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán online và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Ôn thi THPT Toán
  • Trắc nghiệm Toán 12
  • Máy tính

Giải SBT Bài 3 Chương 6 – SBT Toán 10 CÁNH DIỀU

Đăng ngày: 17/03/2023 Biên tập: admin Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập toán 10 – Cánh diều Tag với:Giai SBT Toan 10 chuong 6 CD

adsense

GIẢI CHI TIẾT Giải SBT Bài 3 Chương 6 – SBT Toán 10 CÁNH DIỀU
===========

Giải bài 14 trang 37 SBT Toán 10 Cánh diều tập 2 – CD

Cho mẫu số liệu: 21 22 23 24 25

a) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là:

A. 1              B. 2              C. 3              D. 4

b) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

A. 1              B. 2              C. 3              D. 4

c) Phương sai của mẫu số liệu trên là:

A. 1              B. 2              C. 3              D. 4

d) Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên là:

A. 1              B. \(\sqrt 2 \)                    C. \(\sqrt 3 \)                   D. 4

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 14

Phương pháp giải

+ Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm và tìm khoảng biến thiên theo công thức\(R = {x_n} – {x_1}\) với số cao nhất và thấp nhất lần lượt \({x_n},{x_1}\)

+ Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1}\)

Bước 1: Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm.

Bước 2: Tính cỡ mẫu \(n\), tìm tứ phân vị thứ hai \({Q_2}\)(chính là trung vị của mẫu).

Bước 3: Tìm tứ phân vị thứ nhất: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)

Bước 4: Tìm tứ phân vị thứ ba: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)

+ Tìm phương sai theo công thức \({S^2} = \frac{1}{n}\left( {{n_1}{x_1}^2 + {n_2}{x_2}^2 + … + {n_k}{x_k}^2} \right) – {\overline x ^2}\) và độ lệch chuẩn \(S = \sqrt {{S^2}} \) 

Lời giải chi tiết

Cho mẫu số liệu: 21 22 23 24 25

a) Số cao nhất và thấp nhất lần lượt là 25 và 21 do đó khoảng biến thiên của dãy số liệu trên là: \(R = 25 – 21 = 4\)

Chọn D.

b) Tứ phân vị: \({Q_2} = 23\); \({Q_1} = \left( {21 + 22} \right):2 = 21,5;{Q_3} = \left( {24 + 25} \right):2 = 24,5 \Rightarrow \Delta Q = {Q_3} – {Q_1} = 24,5 – 21,5 = 3\)

Chọn C.

c) Phương sai: \({S^2} = 2\)

Chọn B.

d) Độ lệch chuẩn: \(S = \sqrt {{S^2}}  = \sqrt 2 \)

Chọn B.

 

GIẢI SBT Toán 10 Cánh Diều Chương 6 Bài 3

Giải bài 15 trang 38 SBT Toán 10 Cánh diều tập 2 – CD

Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 2 biểu diễn thu nhập bình quân đầu người/ năm của VN ở một số năm trong giai đoạn từ 1986 đến 2020.

 Giải SBT Bài 3 Chương 6 - SBT Toán 10 CÁNH DIỀU 1

Mẫu số liệu nhận được từ biểu đồ ở HÌnh 2 có khoảng biến thiên là bao nhiêu?

A. 71            B. 85            C. 1 180       D. 2 648

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 15

Phương pháp giải

Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm và tìm khoảng biến thiên theo công thức\(R = {x_n} – {x_1}\) với số cao nhất và thấp nhất lần lượt \({x_n},{x_1}\) 

Lời giải chi tiết

Số cao nhất và thấp nhất lần lượt là 2786 và 138 do đó khoảng biến thiên của dãy số liệu trên là: \(R = 2786 – 138 = 2648\)

Chọn D.

 

GIẢI SBT Toán 10 Cánh Diều Chương 6 Bài 3

Giải bài 16 trang 38 SBT Toán 10 Cánh diều tập 2 – CD

Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 3 biểu diễn số lượt khách vào một cửa hàng trong ngày đầu khai trương tại một số mốc thời gian.

 Giải SBT Bài 3 Chương 6 - SBT Toán 10 CÁNH DIỀU 2

Mẫu số liệu nhận được từ biểu đồ ở Hình 3 có khoảng tứ phân vị là bao nhiêu?

A. 10            B. 15            C. 20            D. 5

Hướng dẫn giải chi tiết

Phương pháp giải

+ Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1}\)

Bước 1: Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm.

Bước 2: Tính cỡ mẫu \(n\), tìm tứ phân vị thứ hai \({Q_2}\)(chính là trung vị của mẫu).

Bước 3: Tìm tứ phân vị thứ nhất: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)

Bước 4: Tìm tứ phân vị thứ ba: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)

Lời giải chi tiết

+ Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm ta được: \(20;35;40;45;50\)

+ Vì \(n = 5\) là số lẻ nên tứ phân vị thứ hai là: \({Q_2} = 40\) là tứ phân vị

+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của 2 số đầu tiên của mẫu số liệu: \({Q_1} = \left( {20 + 35} \right):2 = 27,5\)

+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của 2 số cuối của mẫu số liệu: \({Q_3} = \left( {45 + 50} \right):2 = 47,5\)

+ Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1} = 47,5 – 27,5 = 20\)

Chọn C.

 

GIẢI SBT Toán 10 Cánh Diều Chương 6 Bài 3

Giải bài 17 trang 38 SBT Toán 10 Cánh diều tập 2 – CD

Cho mẫu số liệu: 1 11 13 15 17 21

a) Tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên

b) Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên

c) Tìm phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên

d) Tìm giá trị bất thường của mẫu số liệu trên.

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 17

Phương pháp giải

+ Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm và tìm khoảng biến thiên theo công thức\(R = {x_n} – {x_1}\) với số cao nhất và thấp nhất lần lượt \({x_n},{x_1}\)

+ Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1}\)

Bước 1: Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm.

Bước 2: Tính cỡ mẫu \(n\), tìm tứ phân vị thứ hai \({Q_2}\)(chính là trung vị của mẫu).

Bước 3: Tìm tứ phân vị thứ nhất: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)

Bước 4: Tìm tứ phân vị thứ ba: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)

+ Tìm phương sai theo công thức \({S^2} = \frac{1}{n}\left( {{n_1}{x_1}^2 + {n_2}{x_2}^2 + … + {n_k}{x_k}^2} \right) – {\overline x ^2}\) và độ lệch chuẩn \(S = \sqrt {{S^2}} \)

+ Giá trị ngoại lệ là giá trị trong mẫu thỏa mãn \(a < {Q_1} – 1,5.{\Delta _Q}\) và \(a > {Q_3} + 1,5.{\Delta _Q}\)

Lời giải chi tiết

Cho mẫu số liệu: 1 11 13 15 17 21

a) Số cao nhất và thấp nhất lần lượt là 21 và 1 do đó khoảng biến thiên của dãy số liệu trên là: \(R = 21 – 1 = 20\)

b)

+ Vì \(n = 6\) là số chẵn nên tứ phân vị thứ hai là: \({Q_2} = \left( {13 + 15} \right):2 = 14\) là tứ phân vị

+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của 3 số đầu tiên của mẫu số liệu: \({Q_1} = 11\)

+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của 3 số cuối của mẫu số liệu: \({Q_3} = 17\)

+ Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1} = 17 – 11 = 6\)

c)

adsense

+ Số trun bình cộng: \(\overline x  = \frac{{1 + 11 + 13 + 15 + 17 + 21}}{6} = 13\)

+ Phương sai: \({S^2} = \frac{1}{6}\left( {{1^2} + {{11}^2} + … + {{21}^2}} \right) – {13^2} = \frac{{116}}{3}\)

+ Độ lệch chuẩn: \(S = \sqrt {{S^2}}  = \sqrt {\frac{{116}}{3}}  = \frac{{2\sqrt {87} }}{3}\)

d) Ta có \({Q_1} – 1,5.{\Delta _Q} = 11 – 1,5.6 = 2\) và \({Q_3} + 1,5.{\Delta _Q} = 17 + 1,5.6 = 26\) nên mẫu có một giá trị ngoại lệ là 1.

 

GIẢI SBT Toán 10 Cánh Diều Chương 6 Bài 3

Giải bài 18 trang 38 SBT Toán 10 Cánh diều tập 2 – CD

Kết quả dự báo nhiệt độ cao nhất trong 10 ngày liên tiếp ở Nghệ An cuối tháng 01 năm 2022 được cho ở bảng sau:

Ngày

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Nhiệt độ (độ C)

23

25

26

27

27

27

27

21

19

18

a) Viết mẫu số liệu thống kê nhiệt độ nhận được từ bảng trên

b) Tính số trung bình cộng, phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đó

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 18

Phương pháp giải

+ Viết mẫu số liệu theo thứ tự không tăng

+ Dùng công thức tính số trung bình: \(\overline x  = \frac{{{x_1} + {x_2} + … + {x_n}}}{n}\)

+ Tìm phương sai theo công thức \({S^2} = \frac{1}{n}\left( {{n_1}{x_1}^2 + {n_2}{x_2}^2 + … + {n_k}{x_k}^2} \right) – {\overline x ^2}\) và độ lệch chuẩn \(S = \sqrt {{S^2}} \)

Lời giải chi tiết

a) Viết mẫu số liệu theo thứ tự không tăng: 23; 25; 26; 27; 27; 27; 26; 21; 19; 18

b)

+ Số trung bình của mẫu số liệu là: \(\overline x  = \frac{{23 + 25 + 26 + 27 + 27 + 27 + 26 + 21 + 19 + 18}}{{10}} = 24\)

+ Phương sai: \({S^2} = \frac{1}{{10}}\left( {{{23}^2} + {{25}^2} + … + {{18}^2}} \right) – {24^2} = 11,2\)

+ Độ lệch chuẩn: \(S = \sqrt {{S^2}}  = \sqrt {11,2}  = \frac{{2\sqrt {70} }}{5}\)

 

GIẢI SBT Toán 10 Cánh Diều Chương 6 Bài 3

Giải bài 19 trang 39 SBT Toán 10 Cánh diều tập 2 – CD

Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 4 cho biết kết quả thi Ngoại ngữ ở CLB của Dũng (đường nét liền) và Hoàng (đường nét đứt đậm) qua 9 lần kiểm tra

 Giải SBT Bài 3 Chương 6 - SBT Toán 10 CÁNH DIỀU 3

a) Viết mẫu số liệu thống kê kết quả thi ngoại ngữ của Dũng và Hoàng nhận được từ biểu đồ ở Hình 4

b) Tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu đó

c) Tính phương sai và độ lệch chuẩn của hai mẫu số liệu đó. Cho biết kết quả thi của bạn nào ổn định hơn?

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 19

Phương pháp giải

+ Liệt kê các giá trị trong biểu đồ và sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm

+ Tìm khoảng biến thiên theo công thức\(R = {x_n} – {x_1}\) với số cao nhất và thấp nhất lần lượt \({x_n},{x_1}\)

+ Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1}\)

Bước 1: Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm.

Bước 2: Tính cỡ mẫu \(n\), tìm tứ phân vị thứ hai \({Q_2}\)(chính là trung vị của mẫu).

Bước 3: Tìm tứ phân vị thứ nhất: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)

Bước 4: Tìm tứ phân vị thứ ba: là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải \({Q_2}\) (không bao gồm \({Q_2}\) nếu n lẻ)

+ Tìm phương sai theo công thức \({S^2} = \frac{1}{n}\left( {{n_1}{x_1}^2 + {n_2}{x_2}^2 + … + {n_k}{x_k}^2} \right) – {\overline x ^2}\) và độ lệch chuẩn \(S = \sqrt {{S^2}} \)

Lời giải chi tiết

a)  

+ Mẫu số liệu kết quả thi của bạn Dũng là: 8; 9; 7; 9; 7; 8; 8; 7; 9.

+ Mẫu số liệu kết quả thi của bạn Hoàng là: 6; 10; 8; 8; 7; 9; 6; 9; 8.

b)

– Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự tăng dần

Mẫu số liệu kết quả thi của bạn Dũng là: 7; 7; 7; 8; 8; 8; 9; 9; 9 (1)

Mẫu số liệu kết quả thi của bạn Hoàng là: 6; 6; 7; 8; 8; 8; 9; 9; 10 (2)

– Khoảng biến thiên:

+ Mẫu số liệu (1): Số cao nhất và thấp nhất lần lượt là 9 và 7 do đó khoảng biến thiên của dãy số liệu là: \(R = 9 – 7 = 2\)

+ Mẫu số liệu (2): Số cao nhất và thấp nhất lần lượt là 10 và 6 do đó khoảng biến thiên của dãy số liệu là: \(R = 10 – 6 = 4\)

– Mẫu số liệu (1):

+ Vì \(n = 9\) là số lẻ nên tứ phân vị thứ hai là: \({Q_2} = 8\) là tứ phân vị

+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của 4 số đầu tiên của mẫu số liệu: \({Q_1} = \left( {7 + 7} \right):2 = 7\)

+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của 4 số cuối của mẫu số liệu: \({Q_3} = \left( {9 + 9} \right):2 = 9\)

+ Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1} = 9 – 7 = 2\)

– Mẫu số liệu (2):

+ Vì \(n = 9\) là số lẻ nên tứ phân vị thứ hai là: \({Q_2} = 8\) là tứ phân vị

+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của 4 số đầu tiên của mẫu số liệu: \({Q_1} = \left( {6 + 7} \right):2 = 6,5\)

+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của 4 số cuối của mẫu số liệu: \({Q_3} = \left( {9 + 9} \right):2 = 9\)

+ Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1} = 9 – 6,5 = 2,5\)

c)

– Mẫu số liệu (1):

+ Số trung bình cộng: \(\overline x  = \frac{{3.7 + 3.8 + 3.9}}{9} = 8\)

+ Phương sai: \({S^2} = \frac{1}{9}({3.7^2} + {3.8^2} + {3.9^2}) – {8^2} = \frac{2}{3}\)

+ Độ lệch chuẩn: \(S = \sqrt {{S^2}}  = \sqrt {\frac{2}{3}}  = \frac{{\sqrt 6 }}{3}\)

 

– Mẫu số liệu (2):

+ Số trung bình cộng: \(\overline x  = \frac{{2.6 + 7 + 3.8 + 2.9 + 10}}{9} = \frac{{71}}{9}\)

+ Phương sai: \({S^2} = \frac{1}{9}({2.6^2} + {7^2} + {3.8^2} + {2.9^2} + {10^2}) – {\left( {\frac{{71}}{9}} \right)^2} = \frac{{134}}{{81}}\)

+ Độ lệch chuẩn: \(S = \sqrt {{S^2}}  = \sqrt {\frac{{134}}{{81}}}  = \frac{{\sqrt {134} }}{9}\)

Ta có: \(\frac{2}{3} < \frac{{134}}{{81}}\) nên kết quả thi của bạn Dũng ổn định hơn 

 

GIẢI SBT Toán 10 Cánh Diều Chương 6 Bài 3
=======

THUỘC: Giải sách bài tập toán 10 – Cánh diều

Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập toán 10 – Cánh diều Tag với:Giai SBT Toan 10 chuong 6 CD

Bài liên quan:

  1. Giải SBT Bài 4 Chương 6 – SBT Toán 10 CÁNH DIỀU
  2. Giải SBT Bài 5 Chương 6 – SBT Toán 10 CÁNH DIỀU
  3. Giải SBT Bài CUỐI Chương 6 – SBT Toán 10 CÁNH DIỀU
  4. Giải SBT Bài 1 Chương 6 – SBT Toán 10 CÁNH DIỀU
  5. Giải SBT Bài 2 Chương 6 – SBT Toán 10 CÁNH DIỀU

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải Bài Tập sách bài tập (SBT) Toán 10 – Cánh diều




Booktoan.com (2015 - 2023) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Sách giáo khoa, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.