• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập toán 10 / Giải SBT Bài 1: Mệnh đề chương 1 đại số 10

Giải SBT Bài 1: Mệnh đề chương 1 đại số 10

Đăng ngày: 07/04/2018 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập toán 10

Bài 1: Mệnh đề – Lời giải trang 9 Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10 – Chương 1 Mệnh đề – Tập hợp

Bài 1 trang 7 SBT Toán Đại số 10

Trong các câu sau, câu nào là một mệnh đề, câu nào là một mệnh đề chứa biến?

a) 1 + 1 = 3

b) \(4 + x < 3\)

c) \({3 \over 2}\) có phải là một số nguyên không?

d) \(\sqrt 5 \) là một số vô tỉ.

Gợi ý làm bài

a)Là một mệnh đề ;

b)Là một mệnh đề chứa biến ;

c)Không là mệnh đề, không là mệnh đề chứa biến ;

d)Là một mệnh đề.


Bài 2 trang 7 Sách bài tập Đại số 10

Xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau và phát biểu phủ định của nó.

a) \(\sqrt 3  + \sqrt 2  = {1 \over {\sqrt 3  – \sqrt 2 }}\);

b) \({(\sqrt 2  – \sqrt {18} )^2} > 8\);

c) \({(\sqrt 3  + \sqrt {12} )^2}\) là một số hữu tỉ;

d) x =2 là một nghiệm của phương trình \({{{x^2} – 4} \over {x – 2}} = 0\);

Bài giải: a) Mệnh đề đúng. Phủ định là “\(\sqrt 3  + \sqrt 2  \ne {1 \over {\sqrt 3  – \sqrt 2 }}\)”, mệnh đề này sai.

b) Mệnh đề sai, vì \({(\sqrt 2  – \sqrt {18} )^2} = 8\).

Phủ định là “\({(\sqrt 2  – \sqrt {18} )^2} \le 8\)”, mệnh đề này đúng.

c) Mệnh đề đúng, vì \({(\sqrt 2  – \sqrt {18} )^2}\) là một số vô tỉ”, mệnh đề này sai.

d) Mệnh đề sai.

Phủ định là “x = 2 không là nghiệm của phương trình \({{{x^2} – 4} \over {x – 2}} = 0\)”, mệnh đề này đúng.


Bài 3 trang 7 SBT Toán lớp 10

Tìm hai giá trị thực của x để từ mỗi câu sau ta được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.

a) \(x <  – x\);

b) \(x < {1 \over x}\);

c) \(x = 7x\);

d) \({x^2} \le 0\)

Bài giải: a) Với x = -1 ta được mệnh đề -1 < 1 (đúng);

Với x = 1 ta được mệnh đề 1 < -1 (sai).

b) Với \(x = {1 \over 2}\) ta được mệnh đề \({1 \over 2} < 2\) (đúng);

Với x = 2 ta được mệnh đề \(2 < {1 \over 2}\) (sai).

c) x = 0, x = 1.

d) x = 0, x = 1.


Bài 4 trang 8 Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10

Phát biểu phủ định của các mệnh đề sau và xét tính đúng sai của chúng.

a)P: “15 không chia hết cho 3”;

b)Q: “\(\sqrt 2  > 1\)”

Gợi ý làm bài

a) \(\overline P \) là mệnh đề “15 chia hết cho 3”; P sai,  \(\overline P \) đúng.

b) \(\overline Q \) là mệnh đề “\(\sqrt 2  \le 1\)”. Q đúng, \(\overline Q \) sai.


Bài 5 trang 8

Lập mệnh đề P => Q và xét tính đúng sai của nó, với

a)P: “2 < 3”,                Q: “-4 < -6”;

b)P: “4 = 1”,                Q: “3 = 0”;

Bài làm

a) “Nếu 2 < 3 thì -4 < -6”. Mệnh đề sai.

b) “Nếu 4 = 1 thì 3 = 0”. Mệnh đề đúng.


Bài 6 trang 8

Cho a là số tự nhiên, xét các mệnh đề P : “a có tận cùng là 0”, Q: “a chia hết cho 5”.

a) Phát biểu mệnh đề P => Q và mệnh đề đảo của nó;

b) Xét tính đúng sai của cả hai mệnh đề trên.

Gợi ý làm bài

a)(P =>Q): “Nếu a có tận cùng bằng 0 thì a chia hết cho 5”. Mệnh đề đảo (Q=>P): “Nếu a chia hết cho 5 thì a có tận cùng bằng 0”.

b)(P=>Q) đúng, (Q=>P) sai.


Bài 7 SBT Toán 10 trang 8

Với mỗi số thực x, xét các mệnh đề P: “”, Q: “x = 1”

a)Phát biểu mệnh đề P => Q và mệnh đề đảo của nó;

b)Xét tính đúng sai của mệnh đề Q => P;

c)Chỉ ra một giá trị của x mà mệnh đề P => Q sai.

Gợi ý làm bài

a )(P=>Q): “Nếu \({x^2} = 1\) thì x =1”. Mệnh đề đảo là: “Nếu x = 1 thì \({x^2} = 1\) thì x =1”.

b) Mệnh đề đảo “Nếu x = 1 thì  \({x^2} = 1\) thì x =1” là đúng.

c)Với x = -1 thì mệnh đề (P=>Q) sai.


Bài 8 trang 8

Với mỗi số thực x, xét các mệnh đề P: “x là một số hữu tỉ”, Q: “là một số hữu tỉ”.

a)Phát biểu mệnh đề P => Q và xét tính đúng sai của nó;

b)Phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề trên;

c)Chỉ ra một giá trị của x mà mệnh đề đảo sai.

HD giải: a)(P=>Q): “Nếu x là một số hữu tỉ thì \({x^2}\) cũng là một số hữu tỉ”. Mệnh đề đúng.

b)Mệnh đề đảo là “Nếu \({x^2}\) là một số hữu tỉ thì x là một số hữu tỉ”.

c)Chẳng hạn, với \(x = \sqrt 2 \) mệnh đề này sai.


Bài 9

Cho tam giác ABC. Xét các mệnh đề P: “AB = AC”, Q: “Tam giác ABC cân”.

a)Phát biểu mệnh đề P => Q và mệnh đề đảo của nó;

b)Xét tính đúng, sai của cả hai mệnh đề trên.

Gợi ý: a) (P =>Q): “Nếu AB = AC thì tam giác ABC cân”.

Mệnh đề đảo (Q =>P): “Nếu tam giác ABC cân thì AB = AC”.

b)(P=>Q) đúng, (Q=>P) sai


Bài 10 trang 8 SBT Toán Đại số 10

Cho tam giác ABC. Phát biểu mệnh đề đảo của các mệnh đề sau và xét tính đúng sai của chúng.

a)Nếu AB = BC = CA thì ABC là một tam giác đều;

b)Nêu AB > BC thì \(\widehat C > \widehat A\)

c)Nếu \(\widehat C = {90^0}\) thì ABC là một tam giác vuông.

Giải: a) “Nếu ABC là một tam giác đều thì AB = BC = CA”, cả hai mệnh đề đều đúng.

b) “Nếu \(\widehat C > \widehat A\) thì AB > BC”. Cả hai mệnh đề đều đúng.

c)“Nếu ABC là một tam giác vuông thì \(\widehat C = {90^0}\)”

Nếu tam giác ABC vuông tại B (hoặc C) thì mệnh đề đảo sai.


Bài 11 trang 9

Sử dụng khái niệm “điều kiện cần”, hoặc “điều kiện đủ”, hoặc “điều kiện cần và đủ” (nếu có thể) hãy phát biểu các mệnh đề trong bài tập 10.

Gợi ý làm bài: a) Điều kiện cần và đủ để tam giác ABC đều là AB = BC = CA.

b) Điều kiện cần và đủ để AB > BC là \(\widehat C > \widehat A\)

c) Điều kiện đủ để tam giác ABC vuông là \(\widehat A = {90^0}\)


Bài 12 SBT Toán Đại số 10 chương 1

Cho tứ giác ABCD. Phát biểu một điều kiện cần và đủ để

a)ABCD là một hình bình hành;

b)ABCD là một hình chữ nhật ;

c)ABCD là một hình thoi.

Bài làm: a)Tứ giác ABCD là một hình bình hành khi và chỉ khi AB//CD và AB = CA.

b)Tứ giác ABCD là một hình chữ nhật khi và chỉ khi nó là một hình bình hành và có một góc vuông.

c)Tứ giác ABCD là một hình thoi khi và chỉ khi nó là một hình bình hành và có hai đường chéo vuôn góc với nhau.


Bài 13

Cho đa thức . Xét mệnh đề “Nếu thì f(x) có một nghiệm bằng 1”. Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề trên. Nêu một điều kiện cần và đủ để f(x) có một nghiệm bằng 1.

Hướng dẫn: Mệnh đề đảo là : “Nếu f(x) có một nghiệm bằng 1 thì a + b + c = 0”,“Điều kiện cần và đủ để \(f(x) = a{x^2} + bx + c\) có một nghiệm bằng 1 là a + b + c = 0”


Bài 14 trang 9

Dùng kí hiệu \(\forall \) hoặc \(\exists \) để viết các mệnh đề sau

a)Có một số nguyên bằng bình phương của nó ;

b)Mọi số (thực) cộng với 0 đều bằng chính nó ;

c)Có một số hữu tỉ nhỏ hơn nghịch đảo của nó ;

d)Mọi số tự nhiên đều lớn hơn 0.

Lời giải: a) \(\exists a \in Z:a = {a^2}\)

b) \(\forall x \in R:x + 0 = x\)

c) \(\exists x \in Q:x < {1 \over x}\)

d) \(\forall n \in N:n > 0\)


Bài 15 trang 9

Phát biểu thành lời các mệnh đề sau và xét tính đúng sai của chúng.

a) \(\forall x \in R:{x^2} \le 0\);

b) \(\exists x \in R:{x^2} \le 0\);

c) \(\forall x \in R:{{{x^2} – 1} \over {x – 1}} = x + 1\);

d) \(\exists x \in R:{{{x^2} – 1} \over {x – 1}} = x + 1\);

e) \(\forall x \in R:{x^2} + x + 1 > 0\);

g) \(\exists x \in R:{x^2} + x + 1 > 0\);

Bài làm: a) Bình phương của mọi số thực đều nhỏ hơn hoặc bằng 0 (mệnh đề sai).

b) Có một số thực mà bình phương của nó nhỏ hơn hoặc bằng 0 (mệnh đề đúng).

c) Với mọi số thực x, \({{{x^2} – 1} \over {x – 1}} = x + 1\) (mệnh đề sai);

d) Có một số thực x, mà \({{{x^2} – 1} \over {x – 1}} = x + 1\) (mệnh đề đúng);

e) Với mọi số thực x, \({x^2} + x + 1 > 0\) (mệnh đề đúng);

g) Có một số thực x, mà \({x^2} + x + 1 > 0\) (mệnh đề đúng).


Bài 16 trang 9 SBT Toán Đại số 10

Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của nó.

a) \(\forall x \in R:x.1 = x;\)

b) \(\forall x \in R:x.x = 1;\)

c) \(\forall n \in Z:n \le {n^2}\).

Bài giải: a) \(\forall x \in R:x.1 = x\) . Mệnh đề sai.

b) \(\forall x \in R:x.x = 1\) . Mệnh đề đúng.

c) \(\forall n \in Z:n \le {n^2}\) . Mệnh đề đúng.


Bài 17 trang 9

Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của nó.

a) Mọi hình vuông đều là hình thoi;

b) Có một tam giác cân không phải là tam giác đều.

Trả lời: a) Có ít nhất một hình vuông không phải là hình thoi. Mệnh đề sai.

b) Mọi tam giác cân là tam giác đều. Mệnh đề sai.

Tag với:Giai sbt chuong 1 dai so 10

Bài liên quan:

  • Giải SBT Bài tập ôn tập chương 1 – Đại số 10
  • Giải SBT Bài 5: Số gần đúng. Sai số chương 1 đại số 10
  • Giải SBT bài 4: Các tập hợp số chương 1 đại số 10
  • Giải SBT Bài 3: Các phép toán tập hợp chương 1 đại số 10
  • Giải SBT Bài 2: Tập hợp chương 1 đại số 10

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải Bài Tập sách bài tập (SBT) Toán 10




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.