• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán online và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Ôn thi THPT Toán
  • Trắc nghiệm Toán 12
  • Máy tính

Giải bài tập Bài 1: Tọa độ của vectơ (C7 – Toán 10 Cánh diều)

Đăng ngày: 27/01/2023 Biên tập: admin Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 10 - Cánh diều Tag với:GBT Chuong 7 Toan 10 - CD

adsense

Giải bài tập Bài 1: Tọa độ của vectơ (C7 – Toán 10 Cánh diều)
—————–

Giải bài tập Bài 1 trang 65 SGK Toán 10 Cánh diều tập 2

Tìm tọa độ của các vecto trong Hình 16 và biểu diễn mỗi vecto đó qua hai vecto \(\overrightarrow i , \overrightarrow j \)

Giải bài tập Bài 1: Tọa độ của vectơ (C7 – Toán 10 Cánh diều) 1

Phương pháp giải

Vẽ các vecto \(\overrightarrow {OA}  = \overrightarrow a ,\overrightarrow {OB}  = \overrightarrow b ,\overrightarrow {OC}  = \overrightarrow c ,\overrightarrow {OD}  = \overrightarrow d \). Tọa độ của 4 điểm A, B, C, D là tọa độ của 4 vecto.

Để biểu diễn các vecto qua vecto đơn vị: \(\overrightarrow u {\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {a;{\rm{ }}b} \right) \Leftrightarrow \overrightarrow u  = a\overrightarrow i  + b\overrightarrow j \)

Hướng dẫn giải

a) Vẽ các vecto \(\overrightarrow {OA}  = \overrightarrow a ,\overrightarrow {OB}  = \overrightarrow b ,\overrightarrow {OC}  = \overrightarrow c ,\overrightarrow {OD}  = \overrightarrow d \)

Giải bài tập Bài 1: Tọa độ của vectơ (C7 – Toán 10 Cánh diều) 2

Dựa vào hình vẽ, ta thấy tọa độ của 4 điểm A, B, C, D là:

\(A\left( { – 5; – 3} \right),B\left( {3; – 4} \right),C\left( { – 1;3} \right),D\left( {2;5} \right)\)

Do đó \(\overrightarrow a  = \overrightarrow {OA}  = \left( { – 5; – 3} \right),\overrightarrow b  = \overrightarrow {OB}  = \left( {3; – 4} \right),\overrightarrow c  = \overrightarrow {OC}  = \left( { – 1;3} \right),\overrightarrow d  = \overrightarrow {OD}  = \left( {2;5} \right)\)

b) Vì \(\overrightarrow a  = \overrightarrow {OA}  = \left( { – 5; – 3} \right)\)nên \(\overrightarrow a  = \left( { – 5} \right)\overrightarrow i  + \left( { – 3} \right)\overrightarrow j  =  – 5\overrightarrow i  – 3\overrightarrow j \)

Vì \(\overrightarrow b  = \overrightarrow {OB}  = \left( {3; – 4} \right)\) nên \(\overrightarrow b  = 3\overrightarrow i  + \left( { – 4} \right)\overrightarrow j  = 3\overrightarrow i  – 4\overrightarrow j \)

Vì \(\overrightarrow c  = \overrightarrow {OC}  = \left( { – 1;3} \right)\) nên \(\overrightarrow c  = \left( { – 1} \right)\overrightarrow i  + \left( 3 \right)\overrightarrow j  =  – \overrightarrow i  + 3\overrightarrow j \)

Vì \(\overrightarrow d  = \overrightarrow {OD}  = \left( {2;5} \right)\) nên \(\overrightarrow d  = 2\overrightarrow i  + 5\overrightarrow j \)

Giải bài tập Bài 2 trang 65 SGK Toán 10 Cánh diều tập 2

Tìm tọa độ của các vecto sau:

a) \(\overrightarrow a  = 3\overrightarrow i \) b) \(\overrightarrow b  =  – \overrightarrow j \)

c) \(\overrightarrow c  = \overrightarrow i  – 4\overrightarrow j \) d) \(\overrightarrow d  = 0,5\overrightarrow i  + \sqrt 6 \overrightarrow j \)

Phương pháp giải

Sử dụng: \(\overrightarrow u {\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {a;{\rm{ }}b} \right) \Leftrightarrow \overrightarrow u  = a\overrightarrow i  + b\overrightarrow j \)

Hướng dẫn giải

a) Vì \(\overrightarrow a  = 3\overrightarrow i \)nên \(\overrightarrow a  = \left( {3;0} \right)\)

b) Vì \(\overrightarrow b  =  – \overrightarrow j \)nên \(\overrightarrow b  = \left( {0; – 1} \right)\)

c) Vì \(\overrightarrow c  = \overrightarrow i  – 4\overrightarrow j \)nên \(\overrightarrow c  = \left( {1; – 4} \right)\)

d) Vì \(\overrightarrow d  = 0,5\overrightarrow i  + \sqrt 6 \overrightarrow j \)nên \(\overrightarrow d  = \left( {0,5;\sqrt 6 } \right)\)

Giải bài tập Bài 3 trang 65 SGK Toán 10 Cánh diều tập 2

Tìm các cặp số thực a và b sao cho mỗi cặp vecto sau bằng nhau:

a) \(\overrightarrow u  = \left( {2a – 1; – 3} \right)\) và \(\overrightarrow v  = \left( {3;4b + 1} \right)\)

b) \(\overrightarrow x  = \left( {a + b; – 2a + 3b} \right)\) và \(\overrightarrow y  = \left( {2a – 3;4b} \right)\)

Phương pháp giải

Với \(\overrightarrow a  = \left( {{x_1};{y_1}} \right)\) và \(\overrightarrow b  = \left( {{x_2},{y_2}} \right)\) , ta có: \(\overrightarrow a  = \overrightarrow b  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {x_2}\\{y_1} = {y_2}\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải

a) Để \(\overrightarrow u  = \overrightarrow v  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2a – 1 = 3\\ – 3 = 4b + 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b =  – 1\end{array} \right.\)

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b =  – 1\end{array} \right.\) thì \(\overrightarrow u  = \overrightarrow v \)

b) \(\overrightarrow x  = \overrightarrow y  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = 2a – 3\\ – 2a + 3b = 4b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b =  – 2\end{array} \right.\)

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b =  – 2\end{array} \right.\) thì \(\overrightarrow x  = \overrightarrow y \)

Giải bài tập Bài 4 trang 66 SGK Toán 10 Cánh diều tập 2

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho ba điểm A(2;3), B(-1; 1), C(3;- 1).

a) Tìm toạ độ điểm M sao cho\(\overrightarrow {AM{\rm{ }}}  = {\rm{ }}\overrightarrow {BC} \) .

b) Tìm toạ độ trung điểm N của đoạn thẳng AC. Chứng minh\(\overrightarrow {BN} {\rm{ }} = {\rm{ }}\overrightarrow {NM} \) .

Phương pháp giải

Với \(\overrightarrow a  = \left( {{x_1};{y_1}} \right)\) và \(\overrightarrow b  = \left( {{x_2},{y_2}} \right)\) , ta có: \(\overrightarrow a  = \overrightarrow b  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {x_2}\\{y_1} = {y_2}\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải

a) Gọi \(M\left( {a;b} \right) \Rightarrow \overrightarrow {AM}  = \left( {a – 2;b – 3} \right)\)

adsense

Tọa độ vecto \(\overrightarrow {BC}  = \left( {4; – 2} \right)\)

Để \(\overrightarrow {AM{\rm{ }}}  = {\rm{ }}\overrightarrow {BC}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a – 2 = 4\\b – 3 =  – 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 6\\b = 1\end{array} \right.\)

Vậy để \(\overrightarrow {AM{\rm{ }}}  = {\rm{ }}\overrightarrow {BC} \) thì tọa độ điểm M là:\(M\left( {6;1} \right)\)

b) Gọi \(N\left( {x,y} \right) \Rightarrow \overrightarrow {NC}  = \left( {3 – x, – 1 – y} \right)\)và \(\overrightarrow {AC}  = \left( {x – 2,y – 3} \right)\)

Do N là trung điểm AC nên \(\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {NC}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x – 2 = 3 – x\\y – 3 =  – 1 – y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{5}{2}\\y = 1\end{array} \right.\) . Vậy \(N\left( {\frac{5}{2},1} \right)\)

Ta có: \(\overrightarrow {BN} {\rm{ }} = \left( { – \frac{7}{2};0} \right)\) và \(\overrightarrow {NM}  = \left( {\frac{{ – 7}}{2};0} \right)\). Vậy \(\overrightarrow {BN} {\rm{ }} = {\rm{ }}\overrightarrow {NM} \)

Giải bài tập Bài 5 trang 66 SGK Toán 10 Cánh diều tập 2

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho điểm M(-1; 3).

a) Tìm toạ độ điểm A đối xứng với điểm M qua gốc O.

b) Tìm toạ độ điểm B đối xứng với điểm M qua trục Ox.

c) Tìm toạ độ điểm C đối xứng với điểm M qua trục Oy.

Phương pháp giải

Vẽ hình rồi dựa vào hình vẽ xác định các điểm

Hướng dẫn giải

a) Dựa vào hình vẽ ta thấy \(A\left( {1; – 3} \right)\)

Giải bài tập Bài 1: Tọa độ của vectơ (C7 – Toán 10 Cánh diều) 3

b) Dựa vào hình vẽ ta thấy \(B\left( { – 1; – 3} \right)\)

Giải bài tập Bài 1: Tọa độ của vectơ (C7 – Toán 10 Cánh diều) 4

c) Dựa vào hình vẽ ta thấy \(C\left( {1;3} \right)\)

Giải bài tập Bài 1: Tọa độ của vectơ (C7 – Toán 10 Cánh diều) 5

Giải bài tập Bài 6 trang 66 SGK Toán 10 Cánh diều tập 2

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho ba điểm không thẳng hàng A(- 3 ; 1), B(-1; 3), I(4;2). Tìm toạ độ của hai điểm C, D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành nhận I làm tâm đối xứng.

Phương pháp giải

Tâm đối xứng của hình bình hành là trung điểm hai đường chéo.

Với \(\overrightarrow a  = \left( {{x_1};{y_1}} \right)\) và \(\overrightarrow b  = \left( {{x_2},{y_2}} \right)\) , ta có: \(\overrightarrow a  = \overrightarrow b  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {x_2}\\{y_1} = {y_2}\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải

Gọi \(C\left( {a;b} \right),D\left( {m,n} \right) \Rightarrow \overrightarrow {IC}  = \left( {a – 4,b – 2} \right)\) và \(\overrightarrow {ID}  = \left( {m – 4,n – 2} \right)\)

Do I là tâm của hình bình hành ABCD nên I là trung điểm AC và BD.

Vậy ta có:\(\overrightarrow {AI}  = \overrightarrow {IC} \)và \(\overrightarrow {BI}  = \overrightarrow {ID} \)

Ta có: \(\overrightarrow {AI}  = \left( {7;1} \right)\) và \(\overrightarrow {BI}  = \left( {5; – 1} \right)\)

Do \(\overrightarrow {AI}  = \overrightarrow {IC}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}7 = a – 4\\1 = b – 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 11\\b = 3\end{array} \right.\) .Vậy \(C\left( {11;3} \right)\)

Do \(\overrightarrow {BI}  = \overrightarrow {ID}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}5 = m – 4\\ – 1 = n – 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 9\\n = 1\end{array} \right.\). Vậy \(D\left( {9;1} \right)\)

Giải bài tập Bài 7 trang 66 SGK Toán 10 Cánh diều tập 2

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho tam giác ABC. Các điểm M(1;- 2), N(4;- 1) và P(6 ; 2) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Tìm toạ độ của các điểm A, B, C.

Phương pháp giải

Đường trung bình song song và bằng một phần hai cạnh đáy tương ứng

Với \(\overrightarrow a  = \left( {{x_1};{y_1}} \right)\) và \(\overrightarrow b  = \left( {{x_2},{y_2}} \right)\) , ta có: \(\overrightarrow a  = \overrightarrow b  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {x_2}\\{y_1} = {y_2}\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải

Theo tích chất đường trung bình trong một tam giác ta có: \(\overrightarrow {PN}  = \overrightarrow {BM}  = \overrightarrow {MC} \) và \(\overrightarrow {MP}  = \overrightarrow {NA} \)

Gọi \(A\left( {{a_1},{a_2}} \right),B\left( {{b_1};{b_2}} \right),C\left( {{c_1};{c_2}} \right)\)

Ta có: \(\overrightarrow {PN}  = \left( {2;3} \right)\),\(\overrightarrow {BM}  = \left( {1 – {b_1}; – 2 – {b_2}} \right)\), \(\overrightarrow {MC}  = \left( {{c_1} – 1;{c_2} + 2} \right)\), \(\overrightarrow {MP}  = \left( {5;4} \right)\), \(\overrightarrow {NA}  = \left( {{a_1} – 4;{a_2} + 1} \right)\)

Có \(\overrightarrow {PN}  = \overrightarrow {BM}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 = 1 – {b_1}\\3 =  – 2 – {b_2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{b_1} =  – 1\\{b_2} =  – 5\end{array} \right.\) .Vậy \(B\left( { – 1; – 5} \right)\)

Có \(\overrightarrow {PN}  = \overrightarrow {MC}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 = {c_1} – 1\\3 = {c_2} + 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{c_1} = 3\\{c_2} = 1\end{array} \right.\) .Vậy \(C\left( {3;1} \right)\)

Có \(\overrightarrow {NA}  = \overrightarrow {MP}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}5 = {a_1} – 4\\4 = {a_2} + 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a_1} = 9\\{a_2} = 3\end{array} \right.\) .Vậy \(A\left( {9;3} \right)\)

Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 10 - Cánh diều Tag với:GBT Chuong 7 Toan 10 - CD

Bài liên quan:

  1. Giải bài tập Bài tập cuối chương 7 – Toán 10 Cánh diều
  2. Giải bài tập  Bài 6: Ba đường conic (C7 – Toán 10 Cánh diều)
  3. Giải bài tập Bài 5: Phương trình đường tròn (C7 – Toán 10 Cánh diều)
  4. Giải bài tập Bài 4: Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng (C7 – Toán 10 Cánh diều)
  5. Giải bài tập Bài 3: Phương trình đường thẳng (C7 – Toán 10 Cánh diều)
  6. Giải bài tập Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ (C7 – Toán 10 Cánh diều)

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải bài tập Toán lớp 10 – Sách Cánh diều




Booktoan.com (2015 - 2023) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Sách giáo khoa, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.