• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán online và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Ôn thi THPT Toán
  • Trắc nghiệm Toán 12
  • Máy tính

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán 12 năm 2022 – 2023

Đăng ngày: 23/09/2022 Biên tập: admin Thuộc chủ đề:Đề thi toán Tag với:De thi toan 2022

adsense

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: TOÁN 12

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)


Câu 1: Tìm tập giá trị của hàm số \(y=\frac{x-1}{x-2}\).

A. \(\left( -\infty \,;\,2 \right)\)

B. \(R\backslash \left\{ 2 \right\}\)

C. \(R\backslash \left\{ 1 \right\}\)

D. \(\left( -\infty \,;\,+\infty  \right)\)

Câu 2: Hàm số \(y=\frac{x+1}{x-3}\) có bao nhiêu cực trị:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 3: Trong các hàm số sau hàm số nào đồng biến trên R :

A. \(y=\tan x\)

B. \(y={{x}^{3}}+1\)

C. \(y={{x}^{4}}+{{x}^{2}}+1\)

D. \(y=\frac{4x+1}{x+2}\)

Câu 4: Cho biết hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán 12 năm 2022 – 2023

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng:

A. Hàm số có hai điểm cực đại.

B. Hàm số có hai điểm cực trị.

C. Hàm số có hai điểm cực đại và một điểm cực tiểu.

D. Hàm số có một điểm cực đại và hai điểm cực tiểu.

Câu 5:  Hàm số \(y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\,\,\left( a\ne 0 \right)\) có tối đa bao nhiêu cực trị.

A.  1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6: Cho biết hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán 12 năm 2022 – 2023

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y=f\left( x \right)\) trên khoảng \(\left( -2\,;\,2 \right)\) là

A. 0

B. -1

C. -7

D. 3

Câu 7: Đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+3x+2017\,\,\) có bao nhiêu đường tiệm cận ngang.

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 8: Tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}-4\,\,}{{{x}^{3}}+1}\)

A. x=-1

B. y=0

C. x=0

D. y=1

Câu 9: Đồ thị hàm số \(y=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c\,\,\left( a\ne 0 \right)\,\,\) có tất cả bao nhiêu dạng đồ thị

A. 2

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 10: Cho đồ thị hàm \(\left( C \right):y=\frac{2x-4}{x-3}\). Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai.

A. (C) chỉ có một tiệm cận đứng.

B. (C) chỉ có một tiệm cận ngang.

C. (C) chỉ có một tâm đối xứng.

D. (C) chỉ có một trục đối xứng.

Câu 11: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của hình hộp chữ nhật.

A. Các mặt là hình chữ nhật.

B. Có 16 cạnh

C. Có 8 đỉnh

D. Có 6 mặt

Câu 12: Trong hình đa diện, mỗi cạnh của đa giác là cạnh chung của đúng mấy đa giác.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 13: Có tất cả mấy loại khối đa diện đều.

A. 2

B. 3

C. 4

D.5

Câu 14: Khối bát diện đều có bao nhiêu cạnh:

A. 12

B.14

C. 10

D.16

Câu 15: Thể tích khối lập phương có cạnh a là .

A. \(\frac{{{a}^{3}}}{2}\)

B.\(\frac{{{a}^{3}}}{3}\)

C. \(2{{a}^{3}}\)

D.\({{a}^{3}}\)

Câu 16: Thể tích khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là.

A. \(V=\frac{1}{2}B.H\)

B. \(V=\frac{1}{3}B.H\)

C. \(V=\frac{1}{3}{{B}^{2}}.H\)

D. \(V=B.H\)

Câu 17: Cho hàm số \(y=-2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+12x-5\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai.

A. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -3\,;\,\,-1 \right)\).

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -1\,;\,\,1 \right)\).

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 5\,;\,\,10 \right)\).

D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -1\,;\,\,3 \right)\).

Câu 18: Cho hàm số \(y=\frac{3x+1}{1-x}\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng.

A. Hàm số nghịch biến trên R.

B. Hàm số đồng biến trên R.

C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty \,;\,\,1 \right)\cup \left( 1;+\infty  \right)\).

D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty \,;\,\,1 \right)\) và \(\left( 1;+\infty  \right)\).

Câu 19: Hàm số \(y=2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-72x+8\) đạt cực đại tại.

A. x = -3

B. x = 4

C. x = 143

D. x = -200

Câu 20: Hàm số \(y=x{}^{4}-8{{x}^{2}}-6\) có giá trị cực tiểu là.

A. \({{y}_{CT}}=0\)

B. \({{y}_{CT}}=-22\)

C. \({{y}_{CT}}=-6\)

D. \({{y}_{CT}}=2\)

Câu 21: Đồ thị hàm số \(y=\frac{x-2}{{{x}^{2}}-4}\) có bao nhiêu tiệm cận đứng.

A. 0

B. 2

C. 1

D.3

Câu 22: Tìm các tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{2\sqrt{{{x}^{2}}-1}+1}{x}\).

A. y = 2

B. y = -2

C. \(y=2\,\,;\,y=-2\)

D. \(x=2\,\,;\,x=-2\)

Câu 23: Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y=-2{{x}^{2}}+8x+1\).

A. 2

B. 9

C. \(+\infty \)

D.0

Câu 24: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-9x+35\) trên đoạn \(\left[ -4\,\,;\,4 \right]\).

A. \(Max=40\,\,;\,\,Min=-41\)

B. \(Max=15\,\,;\,\,Min=-41\)

C. \(Max=40\,\,;\,\,Min=8\)

D. \(Max=40\,\,;\,\,Min=15\)

Câu 25: Tìm tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y=\frac{{{x}^{3}}}{3}-2{{x}^{2}}+3x+1\).

A. \(\left( 2\,;\,0 \right)\)

adsense

B. \(\left( 2\,;\,\frac{5}{3} \right)\)

C. \(\left( 1\,;\,\frac{7}{3} \right)\)

D. \(\left( 3\,;\,1 \right)\)

Câu 26: Đồ thị hình bên  là của hàm số:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán 12 năm 2022 – 2023

A. \(y={{x}^{3}}+2x-1\)

B. \(y=-{{x}^{3}}-2x+1\)

C. \(y={{x}^{3}}-3x-1\)

D. \(y=-{{x}^{3}}-3x+1\)

Câu 27: Khối lập phương thuộc loại khối đa diện đều nào.

A. \(\left\{ 3\,\,;\,\,4 \right\}\)

B. \(\left\{ 5\,\,;\,\,3 \right\}\)

C. \(\left\{ 4\,;\,\,3 \right\}\)

D. \(\left\{ 3\,;5 \right\}\)

Câu 28: Điểm trong của khối lăng trụ là điểm.

A. Không thuộc khối lăng trụ.

B. Thuộc khối lăng trụ và thuộc hình lăng trụ.

C. Thuộc hình lăng trụ.

D. Thuộc khối lăng trụ nhưng không thuộc hình lăng trụ.

Câu 29: Trong không gian, phép biến hình nào sao đây không phải là phép dời hình.

A. Phép đối xứng qua đường thẳng \(\Delta \).

B. Phép vị tự tỉ số k=-3

C. Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow{v}\).

D. Phép đối xứng tâm O.

Câu 30: Trong khối đa diện đều loại \(\left\{ 5\,\,;\,\,3 \right\}\). Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của mấy mặt.

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 31: Cho khối chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng 2a và chiều cao của khối chóp là \(\frac{a\sqrt{2}}{3}\). Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABC.

A. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{18}\)

B. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{9}\)

C. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{3}\)

D. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{6}\)

Câu 32: Cho khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật , \(SA\bot \left( ABCD \right)\), \(AC=2a\,;\,\,AB=a\,\,;\,\,SD=a\sqrt{5}\). Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD.

A. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{5}}{3}\)

B. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{15}}{3}\)

C. \({{a}^{3}}\sqrt{6}\)

D. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{3}\)

Câu 33: Cho hàm số \(y=\sqrt{4x-{{x}^{2}}}\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng.

A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty \,\,;\,\,2 \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( 2\,\,;\,+\,\infty  \right)\).

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( 0\,\,;\,\,2 \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( 2\,\,;\,4 \right)\).

C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty \,\,;\,\,0 \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( 4\,\,;\,+\,\infty  \right)\).

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 0\,\,;\,\,2 \right)\) và đồng biến trên khoảng \(\left( 2\,\,;\,4 \right)\).

Câu 34: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}+2{{x}^{2}}-mx-10\) đồng biến trên R.

A. \(m\ge -4\)

B. \(m>-4\)

C. \(m\le -4\)

D. \(m<-4\)

Câu 35: Tìm tất cả các giá trị số m để hàm số \(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+mx+m-2\) có cực đại và cực tiểu.

A. \(m>3\)

B. \(m\ge 3 \)

C. \(m<3  \)

D. \(m\le 3\)

Câu 36:  Tìm tất cả các giá trị số m để hàm số \(y={{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+m-1\) đạt cực đại tại x=-2.

A. m=-3

B. m=-2

C. m=3

D. m=2

Câu 37: Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=x+\frac{1}{x-1}\) trên khoảng \(\left( 1\,\,;\,+\,\infty  \right)\).

A. Min=2

B. Min=3

C. Min=4

D. Min=0

Câu 38 : Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y=\cos 2x+2\operatorname{sinx}-3\) trên \(\left[ \frac{-\pi }{6};\frac{5\pi }{6} \right]\)

A. \(Max=\frac{-3}{2}\)

B. \(Max=\frac{-7}{2}\)

C. \(Max=\frac{3}{2}\)

D. \(Max=\frac{7}{2}\)

Câu 39: Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực tiểu của hàm số \(y={{x}^{4}}-4{{x}^{2}}+1\).

A. x=-3

B. y=1

C. x=1

D. y=-3

Câu 40: Tìm tất cả các giá trị số m để đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-m}{x+m}\)  đối xứng qua điểm có tọa độ \(\left( 1\,\,;\,2 \right)\).

A.  m=2

B. m=1

C. m=-1

D. m=-2

Câu 41: Cho khối chóp tam giác  S.ABC có cạnh đáy là tam giác vuông tại A , \(AC=a\,\,,\,BC=2a\). Hình chiếu của S trên (ABC) là trung điểm H của BC. Cạnh bên SB tạo với đáy một góc \({{60}^{o}}\).Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABC.

A. \(\frac{{{a}^{3}}}{6}\)

B. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{12}\)

C. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{5}\)

D. \(\frac{{{a}^{3}}}{2}\)

Câu 42: Cho khối chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng \(a\sqrt{3}\) và các mặt bên là các tam giác vuông cân tại S. Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABC.

A. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{21}}{6}\)

B. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{21}}{12}\)

C. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{8}\)

D. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{4}\)

Câu 43: Tìm tất cả các giá trị số m để đồ thị hàm số \(y=\frac{x-1}{x-m}\)  nghịch biến trên khoảng \(\left( -\infty \,;\,3 \right)\).

A. m>1

B. \(m\ge 1\)

C. m > 3

D. \(m\ge 3\)

Câu 44: Tìm tất cả các giá trị số m để đồ thị hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}+x-2}{{{x}^{2}}-2x+m}\) có hai đường tiệm cận đứng phân biệt.

A. \(m\in \left( -\infty \,\,;\,1 \right)\)

B. \(m\in \left( -\infty \,\,;\,-8 \right)\cup \left( -8\,\,;\,\,1 \right)\)

C. \(m\in \left( -\infty \,\,;\,-1 \right)\)

D. \(m\in \left( -8\,\,;\,1 \right)\)

Câu 45: Tìm tất cả các giá trị số m để đồ thị hàm số \(y=2{{x}^{3}}+3\left( m-1 \right){{x}^{2}}+6\left( m-2 \right)x-2017\) có hai điểm cực trị nằm trong khoảng  \(\left( -5\,;\,5 \right)\).

A. -3 < m

B. m < 7

C. -3 < m < 7

D. 7 < m < 11

Câu 46: Tìm tất cả các giá trị số m để \(\underset{-1\le x\le 1}{\mathop{Min}}\,\left( -{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+m \right)=0\).

A. m=-4

B. m=2

C. m=0

D. m=4

Câu 47: Tìm tất cả các giá trị số m để đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+\left( 1-m \right)x+m\) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ \({{x}_{1}}\,,\,{{x}_{2}}\,,\,{{x}_{3}}\) thõa mãn điều kiện \(x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}<4\).

A. \(m\in \left( \frac{1}{4}\,;\,0 \right)\)

B. \(m\in \left( 0\,\,;\,\,1 \right)\)

C. \(m\in \left( -\frac{1}{4}\,\,;\,0 \right)\cup \left( 0\,\,;1 \right)\)

D. m=0

Câu 48: Hình chóp S. ABC có \(SA=SB=SC=\frac{\sqrt{42}}{3}\), đáy là tam giác  ABC có \(AB=1\,\,,\,\,AC=2,\,\,\widehat{BAC}={{120}^{o}}\). Tính thể tích khối chóp.

A. \(V=\frac{\sqrt{7}}{6}\)

B. \(V=\frac{\sqrt{6}}{7}\)

C. \(V=\frac{\sqrt{2}}{3}\)

D. \(V=\frac{\sqrt{2}}{4}\)

Câu 49: Hình chóp S.ABC có \(SA=SB=SC\), đáy tam giác  ABC vuông tại A có \(AB=1\,\,,\,\,AC=2,\,\) góc giữa mặt phẳng (SAB) và mặt phẳng (ABC) bằng \({{60}^{o}}\). Tính thể tích khối chóp.

A. \(V=\frac{\sqrt{3}}{3}\)

B. \(V=\frac{\sqrt{3}}{2}\)

C. \(V=\frac{\sqrt{3}}{4}\)

D. \(V=\sqrt{3}\)

Câu 50: Xét khối chóp tứ giác S.ABCD, trong đó SBAC là tứ diện đều cạnh a và ABCD là hình thoi. Tính thể tích khối chóp đó.

A. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{2}\)

B. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}\)

C. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{6}\)

D. \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{12}\)

ĐÁP ÁN

CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN
1 C 26 A
2 A 27 C
3 B 28 D
4 D 29 B
5 B 30 A
6 D 31 B
7 A 32 D
8 B 33 B
9 C 34 C
10 D 35 C
11 B 36 A
12 B 37 B
13 D 38 A
14 A 39 D
15 D 40 C
16 B 41 D
17 D 42 C
18 D 43 D
19 A 44 B
20 B 45 C
21 C 46 D
22 C 47 C
23 B 48 A
24 A 49 A
25 B 50 C

Thuộc chủ đề:Đề thi toán Tag với:De thi toan 2022

Bài liên quan:

  1. Đề thi thử TOÁN – TN THPT 2023 – HÀ TĨNH – LẦN 1
  2. Đề thi thử TOÁN – TN THPT 2023 – Nguyễn Khuyến – HCM
  3. ĐỀ TOÁN KÌ THI TN THPT QG 2022 – Latex
  4. GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 104 – KÌ THI TN THPT QG 2022
  5. GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 103 – KÌ THI TN THPT QG 2022
  6. GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 102 – KÌ THI TN THPT QG 2022
  7. GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 101 – KÌ THI TN THPT QG 2022
  8. Đáp án tham khảo đề thi tốt nghiệp THPT môn TOÁN năm 2022
  9. [BT] Đề tham khảo thi TN THPTQG môn Toán năm 2022 – file word có lời giải chi tiết – BT25 (END)
  10. Đề thi thử TOÁN – TN THPT 2022 – Chuyên Lương Văn Tuỵ – Ninh Bình – Lần 4
  11. Đề Toán thi thử Chuyên Lê Khiết L1 – 2022 – FILE WORD
  12. Đề Toán thi thử Lai Châu – 2022 – FILE WORD
  13. Đề Toán thi thử Liên TRƯỜNG Hà Tĩnh – 2022 – FILE WORD
  14. Đề Toán thi thử CỤM TRƯỜNG BẮC NINH L2 – 2022 – FILE WORD
  15. Đề thi thử TN THPT MÔN TOÁN 2022 – ONLINE AZOTA SỐ 6

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN TOÁN online – LẦN 1 – 2023
  • 01. ĐỀ VIP TOÁN SỐ 1 – (Dự đoán minh họa TN THPT 2023)
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THAM KHẢO MÔN TOÁN 2023 – file word
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 104 – KÌ THI TN THPT QG 2022
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 103 – KÌ THI TN THPT QG 2022
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 102 – KÌ THI TN THPT QG 2022
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 101 – KÌ THI TN THPT QG 2022
  • Đề tham khảo thi TN THPTQG môn Toán năm 2022 của Bộ GD – có lời giải chi tiết
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 104 – KÌ THI TN THPT QG 2021 – ĐỢT 2
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 103 – KÌ THI TN THPT QG 2021 – ĐỢT 2
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 102 – KÌ THI TN THPT QG 2021 – ĐỢT 2
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 101 – KÌ THI TN THPT QG 2021 – ĐỢT 2
  • Đề môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2021 – Giải chi tiết các mã đề
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 101 – KÌ THI TN THPT QG 2021
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 102 – KÌ THI TN THPT QG 2021
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 103 – KÌ THI TN THPT QG 2021
  • GIẢI CHI TIẾT ĐỀ TOÁN MÃ 104 – KÌ THI TN THPT QG 2021
  • ĐỀ THI tham khảo TN THPT môn Toán 2021 của Bộ GD – có lời giải
  • Đề thi THPT QG môn toán từ 2017 đến 2020
  • TOÀN CẢNH ĐỀ THI CỦA BỘ & ĐỀ MINH HỌA 2020




Booktoan.com (2015 - 2023) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Sách giáo khoa, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.