• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập Toán 12 / Giải SBT Giải tích 12. Bài 2 Cực trị của hàm số

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2 Cực trị của hàm số

25/02/2018 by admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập Toán 12 Tag với:Giai SBT chuong 1 giai tich 12

Giải sách bài tập Giải tích 12 Bài 2. Cực trị của hàm số
Hướng dẫn giải bài 1.11, 1.12, 1.13, 1.14, 1.15, 1.16 trang 15; bài 1.17, 1.18, 1.19 trang 16 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12

Bài 1.11 trang 15 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12

Tìm cực trị của các hàm số sau:

a) \(y =  – 2{x^2} + 7x – 5\)

b) \(y = {x^3} – 3{x^2} – 24x + 7\)

c) \(y = {x^4} – 5{x^2} + 4\)

d) \(y = {(x + 1)^3}(5 – x)\)

e) \(y = {(x + 2)^2}{(x – 3)^3}\)

Hướng dẫn làm bài:

a)  \(y =  – 2{x^2} + 7x – 5\)   . TXĐ: R

\(\eqalign{
& y’ = – 4x + 7,y’ = 0 < = > x = {7 \over 4} \cr
& y” = – 4 = > y”({7 \over 4}) = – 4 < 0 \cr} \)

Vậy \(x = {7 \over 4}\) là điểm cực đại của hàm số và \({y_{CD}} = {9 \over 8}\)

b) \(y = {x^3} – 3{x^2} – 24x + 7\) . TXĐ: R

\(y’ = 3{x^2} – 6x – 24 = 3({x^2} – 2x – 8)\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = – 2 \hfill \cr
x = 4 \hfill \cr} \right.\)

Vì \(y”( – 2) =  – 18 < 0,y”(4) = 18 > 0\) nên hàm số đạt cực đại tại x = – 2 ; đạt cực tiểu tại x = 4 và   yCĐ = y(-2) = 35 ; yCT = y(4) = -73.

c) \(y = {x^4} – 5{x^2} + 4\)

TXĐ:  R

\(\eqalign{
& = {{2{x^2} – 2{m^2} – {x^2} – 2mx + 3} \over {{{(x – m)}^2}}} = {{{x^2} – 2mx – 2{m^2} + 3} \over {{{(x – m)}^2}}} \cr
& y’ = 4{x^3} – 10x = 2x(2{x^2} – 5) \cr} \)

$$y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 0 \hfill \cr
x = – \sqrt {{5 \over 2}} \hfill \cr
x = \sqrt {{5 \over 2}} \hfill \cr} \right.$$

Vì \(y”( \pm \sqrt {{5 \over 2}} ) = 20 > 0,y”(0) =  – 10 < 0\)

Nên hàm số đạt cực đại tại x = 0, đạt cực tiểu tại \(x =  \pm \sqrt {{5 \over 2}} \) và ta có:

yCĐ = y(0)  = 4 , \({y_{_{CT}}} = y( \pm \sqrt {{5 \over 2}} ) =  – {9 \over 4}\)

d)  TXĐ:  R

\(y’ =  – {(x + 1)^3} + 3{(x + 1)^2}(5 – x) = 2{(x + 1)^2}(7 – 2x)\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = – 1 \hfill \cr
x = {7 \over 2} \hfill \cr} \right.\)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Hàm số đạt cực đại tại \(x = {7 \over 2};{y_{CD}} = y({7 \over 2}) = {{2187} \over {16}}\)

e)  TXĐ: R

\(y’ = 2(x + 2){(x – 3)^3} + 3{(x + 2)^2}{(x – 3)^2} = 5x(x + 2){(x – 3)^2}\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = – 2 \hfill \cr
x = 0 \hfill \cr
x = 3 \hfill \cr} \right.\)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Từ đó suy ra yCĐ = y(-2) = 0 ; yCT = y(0) = -108.


Bài 1.12 trang 15

Tìm cực trị của các hàm số sau:

a) \(y = {{x + 1} \over {{x^2} + 8}}\)

b) \(y = {{{x^2} – 2x + 3} \over {x – 1}}\)

c) \(y = {{{x^2} + x – 5} \over {x + 1}}\)

d) \(y = {{{{(x – 4)}^2}} \over {{x^2} – 2x + 5}}\)

Hướng dẫn giải

a) TXĐ : R

\(y’ = {{{x^2} + 8 – 2x(x + 1)} \over {{{({x^2} + 8)}^2}}} = {{ – {x^2} – 2x + 8} \over {{{({x^2} + 8)}^2}}}\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = – 4 \hfill \cr
x = 2 \hfill \cr} \right.\)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Hàm số đạt cực đại tại x = 2, cực tiểu tại x = – 4 và \({y_{CD}} = y(2) = {1 \over 4};{y_{CT}} = y( – 4) =  – {1 \over 8}\)

b) Hàm số xác định và có đạo hàm với mọi x  ≠ 1.

\(y’ = {{{x^2} – 2x – 1} \over {{{(x – 1)}^2}}}\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 1 – \sqrt 2 \hfill \cr
x = 1 + \sqrt 2 \hfill \cr} \right.\)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Hàm số đạt cực đại tại \(x = 1 – \sqrt 2 \) và đạt cực tiểu tại \(x = 1 + \sqrt 2\) , ta có:

\({y_{CD}} = y(1 – \sqrt 2 ) =  – 2\sqrt 2 ;{y_{CT}} = y(1 + \sqrt 2 ) = 2\sqrt 2 \)

c) TXĐ: R\{-1}

\(y’ = {{{x^2} + 2x + 6} \over {{{(x + 1)}^2}}} > 0,\forall x \ne  – 1\)

Hàm số đồng biến trên các khoảng  và do đó không có cực trị.

d) \(y = {{{{(x – 4)}^2}} \over {{x^2} – 2x + 5}}\)

Vì x2 – 2x + 5 luôn luôn dương nên hàm số xác định trên \(( – \infty ; + \infty )\)

\(y’ = {{2(x – 4)({x^2} – 2x + 5) – {{(x – 4)}^2}(2x – 2)} \over {{{({x^2} – 2x + 5)}^2}}} = {{2(x – 4)(3x + 1)} \over {{{({x^2} – 2x + 5)}^2}}}\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = – {1 \over 3} \hfill \cr
x = 4 \hfill \cr} \right.\)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Hàm số đạt cực đại tại \(x =  – {1 \over 3}\) , đạt cực tiểu tại x = 4 và \({y_{CD}} = y( – {1 \over 3}) = {{13} \over 4};{y_{CT}} = y(4) = 0\)


Bài 1.13 SBT Toán 12

Tìm cực trị của các hàm số sau:

a) \(y = x – 6\root 3 \of {{x^2}} \)

b) \(y = (7 – x)\root 3 \of {x + 5}\)

c) \(y = {x \over {\sqrt {10 – {x^2}} }}\)

d) \(y = {{{x^3}} \over {\sqrt {{x^2} – 6} }}\)

Giải:

a) TXĐ:  R

\(y’ = 1 – {4 \over {\root 3 \of x }} = {{\root 3 \of x  – 4} \over {\root 3 \of x }}\)

\(y’ = 0 <  =  > x = 64\)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Vậy ta có yCĐ = y(0) = 0 và yCT = y(64) = -32.

b)  Hàm số xác định trên khoảng \(( – \infty ; + \infty )\) .

\(y’ =  – \root 3 \of {x + 5}  + {{7 – x} \over {3\root 3 \of {{{(x + 5)}^2}} }} = {{ – 4(x + 2)} \over {3\root 3 \of {{{(x + 5)}^2}} }}\)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Vậy \({y_{CD}} = y( – 2) = 9\root 3 \of 3 \)

c) Hàm số xác định trên khoảng \(( – \sqrt {10} ;\sqrt {10} )\) .

\(y’ = {{\sqrt {10 – {x^2}}  + {{{x^2}} \over {\sqrt {10 – {x^2}} }}} \over {10 – {x^2}}} = {{10} \over {(10 – {x^2})\sqrt {10 – {x^2}} }}\)

Vì y’ > 0 với mọi \(( – \sqrt {10} ;\sqrt {10} )\)  nên hàm số đồng biến trên khoảng đó và do đó không có cực trị.

d) TXĐ: \(D = ( – \infty ; – \sqrt 6 ) \cup (\sqrt 6 ; + \infty )\)

\(\eqalign{
& y’ = {{3{x^2}\sqrt {{x^2} – 6} – {{{x^4}} \over {\sqrt {{x^2} – 6} }}} \over {{x^2} – 6}} \cr
& = {{3{x^2}({x^2} – 6) – {x^4}} \over {\sqrt {{{({x^2} – 6)}^3}} }} \cr
& = {{2{x^2}({x^2} – 9)} \over {\sqrt {{{({x^2} – 6)}^3}} }} \cr} \)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Từ đó ta thấy hàm số đạt cực đại tại x = -3, đạt cực tiểu tại x =- 3 và \({y_{CT}} = y(3) = 9\sqrt 3 ;{y_{CD}} = y( – 3) =  – 9\sqrt 3 \)


 Bài 1.14 trang 15 SBT Toán 12

Tìm cực trị của các hàm số sau:

a) \(y = \sin 2x\)

b) \(y = \cos x – \sin x\)

c) \(y = {\sin ^2}x\)

Hướng dẫn làm bài:

a) \(y = \sin 2x\)

Hàm số có chu kỳ \(T = \pi \)

Xét hàm số \(y = \sin 2x\) trên đoạn \({\rm{[}}0;\pi {\rm{]}}\) , ta có:

\(y’ = 2\cos 2x\)

\(y = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = {\pi \over 4} \hfill \cr
x = {{3\pi } \over 4} \hfill \cr} \right.\)

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Do đó trên đoạn \({\rm{[}}0;\pi {\rm{]}}\) , hàm số đạt cực đại  tại \({\pi  \over 4}\) , đạt cực tiểu tại \({{3\pi } \over 4}\) và \({y_{CD}} = y({\pi  \over 4}) = 1;\,\,{y_{CT}} = y({{3\pi } \over 4}) =  – 1\)

Vậy trên R ta có:

\({y_{CĐ}} = y({\pi  \over 4} + k\pi ) = 1;\)

\({y_{CT}} = y({{3\pi } \over 4} + k\pi ) =  – 1,k \in Z\)

b)

Hàm số tuần hoàn chu kỳ  nên ta xét trên đoạn \({\rm{[}} – \pi ;\pi {\rm{]}}\).

\(\eqalign{
& y’ = – \sin x – \cos x \cr
& y’ = 0 < => \tan x = – 1 < = > x = – {\pi \over 4} + k\pi ,k \in Z \cr} \)

Lập bảng biến thiên trên đoạn \({\rm{[}} – \pi ;\pi {\rm{]}}\)

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Hàm số đạt cực đại tại \(x =  – {\pi  \over 4} + k2\pi \) , đạt cực tiểu tại \(x = {{3\pi } \over 4} + k2\pi (k \in Z)\) và

\({y_{CĐ}} = y( – {\pi  \over 4} + k2\pi ) = \sqrt 2\) ;

\({y_{CT}} = y({{3\pi } \over 4} + k2\pi ) =  – \sqrt 2 (k \in Z)\)

c) Ta có: \(y = {\sin ^2}x = {{1 – \cos 2x} \over 2}\)

Do đó, hàm số đã cho tuần hoàn với chu kỳ \(\pi \). Ta xét hàm số \(y = {1 \over 2} – {1 \over 2}\cos 2x\) trên đoạn \({\rm{[}}0;\pi {\rm{]}}\) .

\(\eqalign{
& y’ = \sin 2x \cr
& y’ = 0 < = > \sin 2x = 0 < = > x = k.{\pi \over 2}(k \in Z) \cr} \)

Lập bảng biến thiên trên đoạn \(\left[ {0,\pi } \right]\)

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Từ đó, ta thấy hàm số đạt cực tiểu tại \(x = k.{\pi  \over 2}\) với k chẵn, đạt cực đại tại \(x = k.{\pi  \over 2}\) với k lẻ, và

\({y_{CT}} = y(2m\pi ) = 0;\)

\({y_{CĐ}} = y((2m + 1){\pi  \over 2}) = 1(m \in Z)\)


Bài 1.15 trang 15

Xác định giá trị của m để hàm số sau có cực trị:

a) \(y = {x^3} – 3{x^2} + mx – 5\)

b) \(y = {x^3} + 2m{x^2} + mx – 1\)

c) \(y = {{{x^2} – 2mx + 5} \over {x – m}}\)

Hướng dẫn làm bài:

a) TXĐ:  D = R

\(y’ = 3{x^2} – 6x + m\)

Hàm số có cực trị khi và chỉ khi y’ đổi dấu trên R.

⇔ 3×2 – 6x + m  có hai nghiệm phân biệt.

⇔ ∆’ = 9 – 3m > 0  ⇔ 3m < 9 ⇔ m < 3.

Vậy hàm số đã cho có cực trị khi m < 3.

b) TXĐ: D = R

y’ = 3×2 + 4mx + m

Hàm số có cực trị khi và chỉ khi y’ đổi dấu trên R.

⇔  3×2 + 4mx + m có hai nghiệm phân biệt.

⇔ ∆’ = 4m2 -3m > 0   ó m(4m – 3) > 0

\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
m < 0 \hfill \cr
m > {3 \over 4} \hfill \cr} \right.\)

Vậy hàm số đã cho có cực đại, cực tiểu khi m < 0 hoặc \(m > {3 \over 4}\) .

c) TXĐ:  D = R\{m}

\(y’ = {{{x^2} – 2mx + 2{m^2} – 5} \over {{{(x – m)}^2}}}\)

Hàm số có cực trị khi và chỉ khi y’ đổi dấu trên D

⇔ x2 – 2mx + 2m2 – 5  có hai nghiệm phân biệt.

⇔  ∆’ = – m2 + 5 > 0 ⇔  \( – \sqrt 5  < m < \sqrt 5 \)


Bài 1.16 trang 15 Sách bài tập Giải tích 12

Xác định giá trị của tham số m để hàm số y = x3 – 2×2 + mx + 1  đạt cực tiểu tại x = 1.

(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011)

Bài giải: TXĐ:  D = R

y’ = 3×2 – 4x + m   ; y’ = 0 ⇔ 3×2 – 4x + m = 0

Phương trình trên có hai nghiệm phân biệt khi:

∆’ = 4 – 3m   > 0 ⇔ \(m < {4 \over 3}\)             (*)

Hàm số có cực trị tại x = 1 thì :

y’(1) = 3 – 4 + m = 0  => m = 1  (thỏa mãn điều kiện (*) )

Mặt khác, vì:

y’’ = 6x – 4    => y’’(1) = 6 – 4 = 2 > 0

cho nên tại x = 1, hàm số đạt cực tiểu.

Vậy với m = 1, hàm số đã cho đạt cực tiểu tại x = 1


Bài 1.17 trang 16 SBT Toán giải tích 12

Xác định m để hàm số: \(y = {x^3} – m{x^2} + (m – {2 \over 3})x + 5\)  có cực trị tại x = 1. Khi đó, hàm số đạt cực tiểu hay đạt cực đại? Tính cực trị tương ứng.

Hướng dẫn làm bài:

\(y = {x^3} – m{x^2} + (m – {2 \over 3})x + 5\)

Ta biết hàm số y = f(x) có cực trị khi phương trình  y’ = 0  có nghiệm và y’ đổi dấu khi qua các nghiệm đó.

Ta có:

Xét  y’ = 0, ta có: \(y’ = 3{x^2} – 2mx + (m – {2 \over 3})\)

∆’ > 0  khi m < 1 hoặc m > 2                    (*)

Để hàm số có cực trị tại x = 1 thì

\(y'(1) = 3 – 2m + m – {2 \over 3} = 0 <  =  > m = {7 \over 3}\) , thỏa mãn điều kiện  (*)

Với \(m = {7 \over 3}\) thì hàm số đã cho trở thành:

\(y = {x^3} – {7 \over 3}{x^2} + {5 \over 3}x + 5\)

Ta có:

\(\eqalign{
& y’ = 3{x^2} – {{14} \over 3}x + {5 \over 3} \cr
& y” = 6x – {{14} \over 3} \cr} \)

Vì \(y”(1) = 6 – {{14} \over 3} > 0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại x = 1 và  \({y_{CT}} = {y_{\left( 1 \right)}} = {{16} \over 3}.\)


Bài 1.18 trang 16

Chứng minh rằng hàm số:

\(f(x) = \left\{ \matrix{
– 2x,\forall x \ge 0 \hfill \cr
\sin {x \over 2},\forall x < 0 \hfill \cr} \right.\)

Không có đạo hàm tại x = 0 nhưng đạt cực đại tại điểm đó.

Bài giải: Hàm số:

\(f(x) = \left\{ \matrix{
– 2x,\forall x \ge 0 \hfill \cr
\sin {x \over 2},\forall x < 0 \hfill \cr} \right.\)

Không có đạo hàm tại x = 0 vì:

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {{f(x) – f(0)} \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {{ – 2x} \over x} = – 2 \cr
& \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {{f(x) – f(0)} \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {{ – 2x} \over x} = – 2 \cr} \)

Mặt khác, với  x < 0  thì \(y’ = {1 \over 2}\cos {x \over 2}\) , với x > 0 thì y’ = -2 < 0

Bảng biến thiên:

Giải SBT Giải tích 12. Bài 2  Cực trị của hàm số

Từ đó ta thấy hàm số đạt cực đại tại x = 0 và yCĐ = y(0) = 0.


Bài 1.19 SBT Toán lớp 12

Xác định giá trị m để hàm số sau không có cực trị.

\(y = {{{x^2} + 2mx – 3} \over {x – m}}\)

Hướng dẫn giải

Hàm số không có cực trị khi đạo hàm của nó không đổi dấu trên tập xác định R\{m}.

Ta có:

\(\eqalign{
& y = {{{x^2} + 2mx – 3} \over {x – m}} \cr
& y’ = {{(2x + 2m)(x – m) – ({x^2} + 2mx – 3)} \over {{{(x – m)}^2}}} \cr
& = {{2{x^2} – 2{m^2} – {x^2} – 2mx + 3} \over {{{(x – m)}^2}}} = {{{x^2} – 2mx – 2{m^2} + 3} \over {{{(x – m)}^2}}} \cr} \)

Xét  g(x) = x2 – 2mx – 2m2 + 3

∆’g = m2 + 2m2 – 3 = 3(m2 – 1) ;

∆’g ≤ 0  khi – 1 ≤ m ≤ 1.

Khi – 1 ≤ m ≤ 1 thì phương trình g(x) = 0 vô nghiệm hay y’ = 0 vô nghiệm và y’  > 0 trên tập xác định. Khi đó, hàm số không có cực trị.

Khi m = 1 hoặc m = -1, hàm số đã cho trở thành y = x  + 3 (với x ≠ 1) hoặc y = x – 3 (với x ≠ – 1) Các hàm số này không có cực trị.

Vậy hàm số đã cho không có cực trị khi – 1 ≤ m ≤ 1.

Bài liên quan:

  • Giải SBT Giải tích 12 trắc nghiệm Ôn tập chương 1 Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
  • Giải SBT Giải tích 12 Ôn tập chương 1 Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
  • Giải SBT Giải tích 12 bài 5 khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số
  • Giải SBT Giải tích 12. Bài 4 Đường tiệm cận
  • Giải SBT Giải tích 12 Bài 3. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
  • Giải SBT Giải tích 12. Bài 1 Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải Bài Tập sách bài tập (SBT) Toán 12




Booktoan.com (2015 - 2020) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.