• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Văn hay / Văn mẫu lớp 10 / Thuyết minh về tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Thuyết minh về tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Đăng ngày: 24/02/2018 Biên tâp: admin Thuộc chủ đề:Văn mẫu lớp 10

Thuyết minh về tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Em hãy thuyết minh về tác phẩm Bình ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi

Trong lịch sử văn học Việt Nam, chủ đề về tình yêu nước đã xuyên suốt và phản ánh sâu sắc từng bước đi của lịch sử, của đời sống của con người và xã hội. Đã có rất nhiều những tác phẩm hay và đạt được những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật khi viết về chủ đề tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc, một trong số đó có thể kể đến đó chính là Bình ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi.

Bình ngô đại cáo được Nguyễn Trãi sáng tác năm 1428, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Minh kết thúc thắng lợi. Tác phẩm đã tổng kết lại những thành tựu chống quân Minh, quá trình chiến đấu đầy gian khổ và hào hùng của quân và dân ta. Qua đó, tác giả NGuyễn Trãi đã thể hiện được tình yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dân tộc.

“Từng nghe

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Ngay phần mở đầu của tác phẩm, Nguyễn Trãi đã đề cao tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời tác giả cũng khẳng định mục đích chính của cuộc chiến đấy chính là mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc, diệt trừ những thế lực bạo tàn, bảo vệ nhân dân. Và trong quan điểm của nhà thơ thì đó chính là biểu hiện của chính nghĩa.

Không chỉ đề cập đến vấ đề chính nghĩa mà tác giả Nguyễn Trãi cũng đã sử dụng một giọng điệu đanh thép khi khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nhân dân Đại Việt:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Nền độc lập, chủ quyền của nhân dân Đại Việt được tác giả thể hiện thông qua nền văn hiến được gây dựng từ nhiều đời với những phong tục tập quán riêng, lãnh thổ riêng, chủ quyền riêng. Và trong nền độc lập chủ quyền ấy, Nguyễn Trãi đã thể hiện niềm tự hào khi đặt các triều đại của Việt Nam sánh ngang với những triều đại Trung Hoa:

“Tử Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có”

Trong lịch sử phát triển của mình, quân và dân Đại Việt đã đứng lên đấu tranh bảo vệ và xây dựng nên nền độc lập, do vậy mà nhân dân Đại Việt là những người làm chủ nền độc lập ấy. Nguyễn Trãi cũng khẳng định Đại Việt là một quốc gia tồn tại hoàn toàn độc lập với các triều đại Phương Bắc, tuy lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng những con người tài giỏi, có thể cứu dân cứu nước.

Không chỉ khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc mà tác giả còn vạch trần bộ mặt tàn ác, vô nhân đạo của giặc Minh đối với nhân dân Đại Việt:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ dưới hầm tai họa

…

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế

Gây binh kết oán trải hai mươi năm”

Tác giả NGuyễn Trãi đã liệt kê một loạt những tội ác dã man của quân Minh, chúng không chỉ âm mưu thôn tính, đặt ách thống trị ở nước ta mà còn thực thi nhiều chính sách cai trị tàn nhẫn nhằm vơ vét của cải vật chất, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng, lầm than. Lời cáo buộc đanh thép của tác giả Nguyễn Trãi được thể hiện thông qua hai câu thơ sau:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

Với những tội ác mà giặc Minh gây ra cho nhân dân Đại Việt thì không thể nào có thể xóa sạch, vì đó là những tội ác được gây ra trên tiền bạc và xương máu của nhân dân. Hành động xâm lược của quân Minh là trái với lẽ trời, trái với chính nghĩa nên kết cục thất bại là không thể nào tránh khỏi.Tướng giặc nhà Minh vì ôm mưu đồ hiểm độc mà phải nhận lấy những hậu quả đầy nhục nhã, ê chề:

“Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

Tác phẩm Bình ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn lần thứ hai ( sau Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt), với giọng điệu đanh thép, hào hùng, tác giả Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện được tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc mà còn khẳng định được nền độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Bình ngô đại cáo xứng đáng là bản hùng ca muôn đời.

Tag với:Thuyết minh

Bài liên quan:

  • Soạn Tiếng việt 5 Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
  • Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích
  • Thuyết minh về tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo”
  • Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều- Văn lớp 9
  • Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Bà Đanh
  • Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Hương Tích – Hà Tĩnh
  • Thuyết minh về một bãi biển (Cửa Tùng) mà em biết
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em biết (Phát Diệm)
  • Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đá Chông Đồng Nai
  • Thuyết minh về Vịnh Hạ Long Việt Nam văn 8
  • Thuyết minh về một ngôi chùa ở Việt Nam (Chùa Keo)
  • Thuyết minh về cốm Làng Vòng Hà Nội

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Những bài Văn mẫu hay lớp 10




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.