• Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Học toán
  • Sách toán
  • Môn Toán
  • Đề thi toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
  • Bài mới

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

You are here: Home / Soạn Văn / Soạn Văn 10 / Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

15/01/2018 by admin Leave a Comment

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng.
  • Nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Hãy tìm ví dụ để minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài

  • Ví dụ:
    • Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:
      • Không phận → vùng trời
      • Chi lưu → sông nhánh
      • Ái quốc → yêu nước
      • Thiết giáp → bọc thép
    • Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố:
      • Thích phóng → phóng thích
      • Chính đại quang minh → quang minh chính đại
      • Chính thị → đích thị
      • Dương dương tự đắc → tự đắc
      • Đại trượng phu → trượng phu

Câu 2: Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

  • Cảm nhận về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt:
    • Là thứ chữ ghi âm, nên không phụ thuộc vào nghĩa
    • Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu, thuận tiện dễ viết, dễ đọc.

→ Những ưu điểm trên rõ ràng có tác dụng giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng, giúp cho quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không gặp khó khăn và do đó, nó có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.

Câu 3: Hãy tìm thêm ví dụ để minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.

  • Ví dụ:
    • Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: sin, cô – sin, tang, cô – tang, véc – tơ, am – pe, vôn…
    • Vay mượn thuật ngữ qua tiếng Trung Quốc (âm Hán Việt): ngôn ngữ văn học,  chính trị, chủ ngữ, vị ngữ, trung trực, phân giác, bán kính, tâm điểm
    • Đặt thuật ngữ thuần Việt: góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đường chéo, đường tròn, đỉnh….

Bài học cùng chương hoặc môn:

  1. Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung
  2. Soạn bài Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương
  3. Khái quát lịch sử tiếng Việt
  4. Hiền tài là nguyên khí quốc gia – Thân Nhân Trung
  5. Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương

Chuyên mục: Soạn Văn 10 Thẻ: Tuan 21 van 10

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Lớp 12 – Lớp 11 

Chuyên đề mới:

Chuyên đề ôn thi lớp 9 tuyển sinh lớp 10

Sách Toán © 2015 - 2018 - Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, soạn Văn, Sách tham khảo và Đề thi.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn