• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Văn hay / Văn mẫu lớp 6 / Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

24/02/2018 by admin Thuộc chủ đề:Văn mẫu lớp 6 Tag với:Phân tích

Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Khi phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của ông chúng ta luôn cảm nhận thấy đây là tác phẩm được nhiều người yêu thích bởi tính nhân văn trong nó. Câu chuyện giống như một thông điệp về sự chiến thắng của cái thiện và quả báo thích đáng cho những kẻ tham lam độc ác.

Puskin là một cây đại thụ trong nền văn học nước Nga, câu truyện ông lão đáng cá và con cá vàng xoay quanh vợ chồng nhà ông lão đánh cá, ông thì hiền lành nhưng mụ vợ lại rất tham lam suốt ngày chửi bới, đay nghiến ông. Một ngày kia khi ông lão đi ra biển như thường lệ thì ông đánh được một con cá vàng, con cá van xin được tha và hứa sẽ giúp ông thực hiện tất cả mọi mong muốn nhưng ông lão không cần gì cứ thế thả cá đi. Việc ông lão không đòi hỏi việc gì thể hiện sự lương thiện không tham lam của ông lão.

Nhưng bà vợ ông thì lại ngược lại, khi nghe ông kể vậy bà vợ nổi điên lên muốn ông quay lại biển và yêu cầu cá vàng cho bà ta trở nên giàu có, sống trong vinh hoa phú quý, sự tham lam của bà ta nâng theo cấp số nhân: Một chiếc máng lớn mới rồi đến một ngôi nhà mới – nhất phẩm phu nhân – thậm chí là thành nữ hoàng. Qua đây tác giả muốn phác họa một kiểu người luôn tham lam và những mong muốn không bao giờ có hạn và điểm dừng. Sự tham lam của bà ta đã phải trả giá khi cá vàng nổi giận và thu hồi hết tất cả mọi thứ để bà ta trở về với máng lợn cũ.

Sự tham lam của bà lão chính là đòn bẩy để mọi người nhận ra sự tham lam của bà vợ lão tuy nhiên cũng không thể không trách sự nhu nhược của ông lão đánh cá.

Nếu như đủ bản lĩnh ông lão đánh cá phải ngăn sự tham lam của mụ vợ mình, phải khuyên can và tỏ thái độ thẳng thắn cho vợ. Có thể một phần vì lý do đó nên ông lão cứ mãi sống trong kiếp nghèo và phải nghe theo bà vợ tham lam của mình. Câu truyện có nét giống với những truyện cổ tích Việt Nam, cũng đề cao người lương thiện, phê phán những kẻ tham lam, lên án những con người chỉ ngồi không để hưởng vinh hoa phú quý. Và khi những ham muốn trở nên quá đà và cố chấp thì ắt sẽ phải trả giá đắt, đó cũng là một bài học thích đáng đối với con người.

Qua việc phân tích truyện ông lão đánh cá và con cá vàng người đọc cũng có thể nhận ra bài học về sự giới hạn, nếu những ai cứ bất chấp mà vượt giới hạn thì chắc chắn phải trả giá cho sự tham lam được tác giả gửi gắm trong đó.

Bài liên quan:

  • Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – văn lớp 12
  • Phân tích nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – văn lớp 9
  • Phân tích nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”
  • Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
  • Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
  • Phân tích bài ca dao: “Bao giờ cho đến tháng ba…”
  • Phân tích bài ca dao “ Lỗ mũi mười tám gánh lông …”
  • Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Những bài Văn mẫu hay lớp 6




Booktoan.com (2015 - 2020) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.