• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

newshop.vn
  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Văn hay / Văn mẫu lớp 10 / Giải thích bài ca dao “Rủ nhau đi hái mẫu đơn…”

Giải thích bài ca dao “Rủ nhau đi hái mẫu đơn…”

Đăng ngày: 24/02/2018 Biên tâp: admin Thuộc chủ đề:Văn mẫu lớp 10

Giải thích bài ca dao “Rủ nhau đi hái mẫu đơn…”

Đề bài: Giải thích bài ca dao “Rủ nhau đi hái mẫu đơn, Mẫu đơn không hái hái cơn dành dành..”

Bài làm

Tình yêu đôi lứa từ xưa đến nay vẫn luôn là thứ tình cảm đẹp đẽ, là nguồn cảm hứng cho rất nhiều các tác phẩm thơ ca. Những người đang yêu nhau luôn có những điểm vô cùng đáng yêu, ví dụ như ở bài ca dao sau”

“Rủ nhau đi hái mẫu đơn

Mẫu đơn không hái, hái cơn dành dành

Rủ nhau đi hái dành dành

Dành dành không hái, hái cành mẫu đơn”

Bài ca dao như một vòng luẩn quẩn, khi đi hái mẫu đơn thì lại hái cây dành dành, mà khi đi hái dành dành thì lại hái cành mẫu đơn. Toàn nhầm lẫn như thế, thì họ rủ nhau đi thành công cốc sao?

Ở đây, mô típ “Rủ nhau…” vô cùng quen thuộc trong cao dao lại được sử dụng lại. Những người yêu nhau thường hay lấy cớ rủ nhau đi làm việc gì đó, nhưng mục đích chính chỉ là để được gặp nhau, được hò hẹn cùng nhau. Bởi ở thời xưa, những người yêu nhau không phải bao giờ cũng được tự do hò hẹn, nên họ hay lấy cớ làm việc để được gặp nhau.

Mẫu đơn là một loại hoa quý, chỉ được trồng ở nơi cao sang, được chăm sóc kĩ lưỡng. Dành dành là loại hoa thường, đặt đâu sống đó. Hai loài hoa này chẳng có đặc điểm nào chung, và có lẽ cũng không bao giờ được trồng chung một chỗ, vậy thì tại sao lại nhầm lẫn giữa hoa này với hoa kia mãi thế? Hóa ra, dù là mẫu đơn hay dành dành, đều không quan trọng bằng việc được nói chuyện, hò hẹn cùng người kia. Sự nhầm lẫn là biểu trưng cho cung bậc cao nhất của tình yêu, yêu đến say sưa, yêu đến thơ thẩn, đến mất hồn mất trí.

Mê mẩn nên mới có sự nhầm lần giữa những vật chẳng tương đồng như thế. Phải chăng là, vì yêu, nên mọi thứ bình thương đều trở nên vô cùng đẹp đẽ, đáng yêu, bông dành dành cũng đẹp chẳng kém gì mẫu đơn. Không chỉ thế, tình yêu cũng khiến trong mắt người này chỉ có người kia, mà chẳng có thứ gì khác, mẫu đơn cũng trở nên bình thường như cây dành dành, chẳng có gì sánh được bằng người kia cả.

Bốn câu ca dao, sự nhầm lẫn quanh quẩn hay chính là vòng khép lại, để hai người chìm đắm trong hạnh phúc của tình yêu.

Bài thơ như tiếng cười, cười bao dung của ông chả ta, với sự đáng yêu của những đôi lứa yêu nhau, với tình yêu – thứ tình cảm làm cho con người ta đắm chìm vào trong nó.

Tag với:Giải thích

Bài liên quan:

  • Giải thích câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
  • Giải thích câu tục ngữ “Người ta là hoa đất”
  • Giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
  • Giải thích câu nói “Đèn nhà ai nấy rạng”- Văn lớp 8
  • Giải thích bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
  • Giải thích câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
  • Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn
  • Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn
  • Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Hãy giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Những bài Văn mẫu hay lớp 10




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.