• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập Toán 12 / Giải bài tập Cực trị của hàm số – giải tích 12 CB

Giải bài tập Cực trị của hàm số – giải tích 12 CB

Đăng ngày: 12/06/2017 Biên tâp: admin 10 Bình luận Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 12

Mục lục:

  1. Bài tập 1 trang 18 SGK Giải tích 12
  2. Bài tập 2 trang 18 SGK Giải tích 12
  3. Bài tập 3 trang 18 SGK Giải tích 12
  4. Bài tập 4 trang 18 SGK Giải tích 12
  5. Bài tập 5 trang 18 SGK Giải tích 12
  6. Bài tập 6 trang 18 SGK Giải tích 12

Giải bài tập Cực trị của hàm số – giải tích 12 CB


Bài tập 1 trang 18 SGK Giải tích 12

Áp dụng quy tắc I, hãy tìm các điểm cực trị của hàm số sau:

a) \(y = 2x^3 + 3x^2 – 36x – 10\).

b) \(y = x^4+ 2x^2 – 3\).

c) \(y = x + \frac{1}{x}\).

d) \(y = x^3(1 – x)^2\).

e) \(y = \sqrt {x^2-x+1}\).

Hướng dẫn giải chi tiết bài 1

Phương pháp giải:

Để giải bài 1 các em cần ôn lại các bước tìm cực trị bằng quy tắc 1:

Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.

Bước 2: Tính \(f'(x)\). Tìm các điểm tại đó\(f'(x)=0\) hoặc \(f'(x)\) không xác định.

Bước 3: Lập bảng biến thiên.

Bước 4: Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.

Lời giải:

Áp dụng các bước trên ta tiến hành giải các câu a, b, c, d, e của bài 1 như sau:

Câu a:

Xét hàm số \(y = 2x^3 + 3x^2 – 36x – 10\)

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\).

Ta có đạo hàm: \(y’ = 6{x^2} + 6x – 36\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2\\ x = – 3 \end{array} \right.\)

Với x=2 ta có y=-54.

Với x=-3 ta có y=71.

Bảng biến thiên:

Hàm số đạt cực đại tại x=-3, giá trị cực đại ycđ = y(-3) = 71.

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2 , giá trị cực tiểu yct=y(2) =- 54.

Câu b:

Xét hàm số \(y = x^4+ 2x^2 – 3\)

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\).

Đạo hàm: \(y’ = 4{x^3} + 4x = 4x({x^2} + 1)\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0\)

Với x=0 ta có y=-3.

Bảng biến thiên của hàm số:

Hàm số đạt cực tiểu tại x=0, giá trị cực tiểu yct=y(0)=- 3.

Hàm số không có cực đại.

Câu c:

Xét hàm số \(y = x + \frac{1}{x}\)

Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\)

\(y’=1-\frac{1}{x^2}=\frac{x^2-1}{x^2}=\frac{(x-1)(x+1)}{x^2}\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow (x – 1)(x + 1) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = – 1\\ x = 1 \end{array} \right.\)

Với x=1 ta có y=2.

Với x=-1 ta có y=-2.

Bảng biến thiên:

Hàm số đạt cực đại tại x=-1, giá trị cực đại ycđ = y(-1) = -2.

Hàm số đạt cực tiểu tại x = 1, giá trị cực tiểu yct = y(1) = 2.

Câu d:

Xét hàm số \(y = x^3(1 – x)^2\)

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\).

Đạo hàm: \(y’ = 3{x^2}{(1 – x)^2} – 2{x^3}(1 – x) = {x^2}(1 – x)(3 – 5x)\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = \frac{3}{5}\\ x = 0 \end{array} \right.\)

Với \(x=1\) ta có \(y=0.\)

Với \(x=\frac{3}{5}\) ta có \(y=\frac{108}{3125}.\)

Với x=0 ta có \(y=0.\)

Bảng biến thiên:

Hàm số đạt cực đại tại \(x=\frac{3}{5},\) giá trị cực đại \(y_{cd} =y\left ( \frac{3}{5} \right )\frac{108}{3125}.\)

Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=1,\) giá trị cực tiểu \(y_{ct}=y(1)=0.\)

Câu e:

Xét hàm số \(y = \sqrt {x^2-x+1}\)

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\).

Đạo hàm:

\({y’ = \frac{{2x – 1}}{{2\sqrt {{x^2} – x + 1} }}}\)

\({y’ = 0 \Leftrightarrow 2x – 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}}\)

Với \(x=\frac{1}{2}\) ta có \(y=\frac{\sqrt 3}{2}\).

Bảng biến thiên:

Vậy hàm số đạt cực tiểu tại \(x=\frac{1}{2}\), giá trị cực tiểu \(y_{ct}=y\left ( \frac{1}{2} \right )=\frac{\sqrt 3}{2}.\)


Bài tập 2 trang 18 SGK Giải tích 12

Áp dụng quy tắc II, hãy tìm các điểm cực trị của hàm số sau:

a) \(y = x^4 – 2x^2 + 1\).

b) \(y=\sin {2x} – x\).

c) \(y = sinx + cosx\).

d) \(y = x^5 – x^3 – 2x + 1\).

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2

Nhận xét – Phương pháp giải:

Với những hàm số dễ dàng xét dấu của đạo hàm để lập bảng biến thiên ta thường dùng quy tắc I. Tuy nhiên trong quá trình tìm cực trị của hàm số các em sẽ gặp những hàm số mà việc xác định dấu của đạo hàm rất phức tạp thì chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng quy tắc II để tìm cực trị.

Trước khi giải bài 2, các em cần nắm được các bước đề tìm cực trị bằng quy tắc 2:

Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.

Bước 2: Tính \(f'(x)\). Tìm các nghiệm $x_i$ của phương trình \(f'(x)=0\).

Bước 3: Tính \(f”(x)\) và \(f”(x_i)\) suy ra tính chất cực trị của các điểm $x_i$.

♦ Chú ý: nếu \(f”(x_i)=0\) thì ta phải dùng quy tắc 1 để xét cực trị tại $x_i$

Lời giải:

Áp dụng các bước trên, ta có lời giải chi tiết câu a, b, c, d bài 2 như sau:

Câu a:

Xét hàm số \(y = x^4 – 2x^2 + 1\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\).

Đạo hàm:

\(\begin{array}{l} y’ = 4{x^3} – 4x = 4x({x^2} – 1)\\ y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = – 1\\ x = 1 \end{array} \right. \end{array}\)

\(y” = 12{x^2} – 4\)

Ta có:

Với x=0: \(y”(0) = -4 < 0\) nên hàm số đạt cực đại tại x=0, giá trị cực đại ycđ = y(0) = 1.

Với x=-1 và x=1: \(y”(-1)=y”(1)=8>0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại \(x= \pm1\), giá trị cực tiểu \(y_{ct}=y(-1)=y(1)=0.\)

Câu b:

Xét hàm số \(y = sin2x – x\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\).

\(y’ = 2cos2x – 1\).
\(y’=0\Leftrightarrow cos2x=\frac{1}{2}\Leftrightarrow 2x=\pm \frac{\pi }{3}+k2\pi \Leftrightarrow x=\pm \frac{\pi }{6}+k\pi , k \in \mathbb{Z}.\)

Đạo hàm cấp hai: \(y” = -4sin2x .\)

Ta có:

Với \(x=\frac{\pi}{6}+k \pi\): 

Nên hàm số đạt cực đại tại các điểm \(x=\frac{\pi}{6}+k \pi\).

Giá trị cực đại: \({y_{cd}} = \sin \left( {\frac{\pi }{3} + k2\pi } \right) – \frac{\pi }{6} – k\pi = \frac{{\sqrt 3 }}{2} – \frac{\pi }{6} – k\pi ,k \in \mathbb{Z}.\)

Với \(x=-\frac{\pi}{6}+k \pi\):

Nên hàm số đạt cực tiểu tại các điểm \(x=-\frac{\pi}{6}+k \pi\).

Giá trị cực tiểu:\({y_{ct}} = \sin \left( { – \frac{\pi }{3} + k2\pi } \right) + \frac{\pi }{6} – k\pi = – \frac{{\sqrt 3 }}{2} + \frac{\pi }{6} – k\pi ,k \in\mathbb{Z}.\)

Câu c:

Xét hàm số \(y = sinx + cosx\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\).

Đạo hàm: \(y’ = \cos x – \sin x\).

\(\begin{array}{l} y’ = 0 \Leftrightarrow \sin x = \cos x\\ \Leftrightarrow \tan x = 1 \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}. \end{array}\)

Đạo hàm cấp 2: \(y”=-sinx-cosx.\)

Với \(k=2m \left ( m \in \mathbb{Z} \right )\) ta có:

\(y”\left( {\frac{\pi }{4} + 2m\pi } \right) = – \sin \frac{\pi }{4} – \cos \frac{\pi }{4} = – \sqrt 2 < 0.\)

Vậy hàm số đạt cực đại tại các điểm \(x = \frac{\pi }{4} + 2m\pi ,m \in \mathbb{Z}.\)

Với \(k=2m+1 \left ( m \in \mathbb{Z} \right )\) ta có:

\(y”\left( {\frac{\pi }{4} + \left( {2m + 1} \right)\pi } \right) = \sin \frac{\pi }{4} + \cos \frac{\pi }{4} = \sqrt 2 > 0.\)

Vậy hàm số đạt cực tiểu tại các điểm \(x = \frac{\pi }{4} + \left( {2m + 1} \right)\pi ,m \in \mathbb{Z}.\)

Câu d:

Xét hàm số \(y = x^5 – x^3 – 2x + 1\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\).

Đạo hàm: \(y’ = 5{x^4} – 3{x^2} – 2\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow 5{x^4} – 3{x^2} – 2 = 0 \Leftrightarrow {x^2} = 1 \Leftrightarrow x = \pm 1.\) (Đặt \(t=x^2>0\), giải phương trình bậc hai tìm được \(x^2\)).

Đạo hàm cấp hai:\(y”=20x^3-6x.\)

Với x=1 ta có: y”(1) = 14 > 0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x = 1, giá trị cực tiểu yct = y(1) = -1.

Với x=-1 ta có: y”(-1) = -14 < 0 hàm số đạt cực đại tại x = -1, giá trị cực đại ycđ = y(-1) = 3.

————–

Bài tập 3 trang 18 SGK Giải tích 12

Chứng minh rằng hàm số $y=\sqrt{|x|}$ không có đạo hàm tại x=0 nhưng vẫn đạt cực tiểu tại điểm đó.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3

Phân tích đề bài:

Trước khi giải bài 3, chúng ta cùng nhắc lại định nghĩa về cực trị:

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên khoảng (a;b) và điểm \(x_0\in(a;b)\):

  • Hàm số \(f(x)\) đạt cực đại tại \(x_0\) nếu \(f(x_0)>f(x) \ \forall x\in (x_0-h,x_0+h) \setminus \left \{ x_0 \right \},h>0\)
  • Hàm số \(f(x)\) đạt cực tiểu tại x0 nếu \(f(x_0)<f(x) \ \forall x\in (x_0-h,x_0+h) \setminus \left \{ x_0 \right \},h>0\).

Từ định nghĩa ta thấy được rằng nếu hàm số không có đạo hàm tại điểm \(x_0\) thì vẫn có thể đạt cực trị tại điểm đó. Bài 3 là một ví dụ chứng minh cho nhận xét trên đây.

Trước tiên, ta cần ôn lại cách chứng minh hàm số không có đạo hàm tại một điểm đã học trong chương trình lớp 11, phương pháp cụ thể được trình bày trong lời giải chi tiết sau đây, còn việc chứng minh hàm số đạt cực tiểu tại x=0 ta chỉ cần áp dụng kiến thức từ nội dung bài vừa học là có thể làm được.

Lời giải:

Xét hàm số $y=\sqrt{|x|}$

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}.\)

Để chứng minh hàm số không có đạo hàm tại x=0, ta chỉ cần chứng minh \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{f(x) – f(0)}}{{x – 0}}\) không hữu hạn.

Để điều này xảy ra ta chỉ cần chứng minh \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f(x) – f(0)}}{{x – 0}}\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \frac{{f(x) – f(0)}}{{x – 0}}\) không hữu hạn.

Thật vây:

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{f(x) – f(0)}}{{x – 0}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{\sqrt x }}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{1}{{\sqrt x }} = + \infty .\)

Vậy hàm số không có đạo hàm tại x=0.

Chứng minh hàm số có cực trị tại x=0.

Xét hàm số $y=\sqrt{|x|}$

\(y’ = \frac{{\left| x \right|’}}{{2\sqrt {\left| x \right|} }} = \left\{ \begin{array}{l} \frac{1}{{2\sqrt x }},\,x > 0\\ – \frac{1}{{2\sqrt { – x} }},\,x < 0 \end{array} \right.\)

Dễ thấy y’ không xác định tại x=0.

Xét dấu y’:

Vậy hàm số đạt cực tiểu tại x=0.


Bài tập 4 trang 18 SGK Giải tích 12

Chứng minh rằng với mọi giá trị của tham số m, hàm số \(y = x^3 – mx^2 – 2x + 1\) luôn luôn có một điểm cực đại và một điểm cực tiểu.


 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4

Phân tích đề & Phương pháp giải:

Hàm số bậc ba: \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\,(a \ne 0)\) có cực đại và cực tiểu khi và chỉ khi phương trình \(y’=0\) luôn có 2 nghiệm phân biệt \(x_1;x_2.\)

Khi đó y’ luôn đổi dấu khi đi qua 2 điểm \(x_1;x_2.\)

Ta có: \(y’ = 3a{x^2} + 2bx + c\)

Xét phương trình: \(3a{x^2} + 2bx + c=0\)

Biệt thức: \(\Delta {‘_{y’}} = {b^2} – 3ac\)

Như vậy với bài 4, ta chỉ cần chứng minh \(\Delta {‘_{y’}} = {b^2} – 3ac>0\) với mọi m.

Lời giải:

Áp dụng, ta có lời giài chi tiết bài 4 như sau:

Xét hàm số \(y = x^3 – mx^2 – 2x + 1\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}.\)

\(y’ = 3{x^2} – 2mx – 2\), \(\Delta {‘_{y’}} = {m^2} + 6 > 0,\forall m\) nên phương trình y’=0 luôn có hai nghiệm phân biệt và y’ đổi dấu khi qua các nghiệm đó.

Vậy hàm số luôn có một cực đại và một cực tiểu.


Bài tập 5 trang 18 SGK Giải tích 12

Tìm a và b để các cực trị của hàm số \(y=\frac{5}{3}a^{2}x^{3}+2ax^{2}-9x+b\) đều là những số dương và \(x_{0}=-\dfrac{5}{9}\) là điểm cực đại.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 5

Phân tích đề & Phương pháp giải:

Đây là bài toán tìm tham số để hàm số có cực trị thỏa mãn điều kiện cho trước.

Với dữ kiện của đề bài, ta nhận định:

– Nếu a=0, hàm số đã cho sẽ trở thành hàm số bậc nhất và không có cực trị.

– Nếu a khác 0, hàm số đã cho là một hàm số bậc ba, ta áp dụng quy tắc 1 để tìm tham số a và b theo yêu cầu bài toán.

Lời giải:

Khai thác dữ kiện đề bài cho ta có lời giải chi tiết bài 5 như sau:

– Với a=0 hàm số trở thành y = -9x+b không có cực trị.

– Với \(a \ne 0\) ta có: \(y’ = 5{a^2}{x^2} + 4ax – 9\)

\(y’ = 0 \Leftrightarrow 5{a^2}{x^2} + 4ax – 9 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = – \frac{9}{{5a}}\\ x = \frac{1}{a} \end{array} \right.\)

+ Với a<0 ta có bảng biến thiên:

Theo giả thiết \(x_{0}=-\dfrac{5}{9}\) là điểm cực đại nên \(\frac{1}{a}=-\frac{5}{9}\Leftrightarrow a=-\frac{9}{5}.\)

Giá trị cực tiểu là số dương nên:

\(y_{CT}=y\left ( -\frac{9}{5a} \right )=y(1)>0\Leftrightarrow \frac{5}{3}\cdot \left ( -\frac{9}{5} \right )^{2}+2\cdot \left ( -\frac{9}{5} \right )-9+b>0\)
\(\Leftrightarrow b>\frac{36}{5}.\)

+ Với a<0 ta có bảng biến thiên:

Vì \(x_{0}=-\dfrac{5}{9}\)  là điểm cực đại nên .

Giá trị cực tiểu là số dương nên:

\({y_{CT}} = y\left( {\frac{1}{a}} \right) = \frac{5}{{3a}} + \frac{2}{a} – \frac{9}{a} + b > 0\)\(\small \Leftrightarrow b>\frac{400}{243}.\)

Vậy các giá trị \(a, b\) cần tìm là: \(\left\{\begin{matrix} a=-\dfrac{9}{5} & \\ b>\dfrac{36}{5} & \end{matrix}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{matrix} a=\dfrac{81}{25} & \\ b>\dfrac{400}{243} & \end{matrix}\right.\).

===============

Bài tập 6 trang 18 SGK Giải tích 12

Xác định giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y=\dfrac{x^{2}+mx+1}{x+m}\) đạt cực đại tại \(x = 2\).

Hướng dẫn giải chi tiết

Phương pháp giải:

Điểm \({x_0}\) được gọi là điểm cực đại của hàm số \(y = f\left( x \right)\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f’\left( {{x_0}} \right) = 0\\f”\left( {{x_0}} \right) < 0\end{array} \right.\)

Lời giải:

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\setminus \left \{ -m \right \};\)

Ta có: \(y = x + \dfrac{1}{{x + m}}\) \( \Rightarrow y’ = 1 – \dfrac{1}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}}\) \( \Rightarrow y” = \dfrac{{2\left( {x + m} \right)}}{{{{\left( {x + m} \right)}^4}}} = \dfrac{2}{{{{\left( {x + m} \right)}^3}}}\).

Hàm số đạt cực đại tại \(x = 2\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y’\left( 2 \right) = 0\\y”\left( 2 \right) < 0\end{array} \right.\)

+) \(y”\left( 2 \right) < 0 \Leftrightarrow \dfrac{2}{{{{\left( {2 + m} \right)}^3}}} < 0\) \( \Leftrightarrow {\left( {2 + m} \right)^3} < 0 \Leftrightarrow 2 + m < 0\) \( \Leftrightarrow m < – 2\)

+) \(y’\left( 2 \right) = 0 \Leftrightarrow 1 – \dfrac{1}{{{{\left( {2 + m} \right)}^2}}} = 0\) \( \Leftrightarrow {\left( {2 + m} \right)^2} = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = – 1\left( L \right)\\m = – 3\left( {TM} \right)\end{array} \right.\)

Vậy \(m = – 3\).

— hết —

Tag với:CUC TRI, GBT giai tich 12 chuong 1

Bài liên quan:

  • Cho hàm số bậc bốn trùng phương \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau.
  • Cho hàm số f(x) có f(0) = 0. Biết y = f'(x) là hàm số bậc bốn và có đồ thị như hình vẽ. Số điểm cực trị của hàm số \(g\left( x \right) = \left| {f\left( {{x^4}} \right) – {x^2}} \right|\)
  • CASIO – TÍNH NHANH Cực trị hàm số
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
  • Giải bài tập ôn tập chương I – Giải Tích 12 CB
  • Giải bài tập Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số – giải tích 12 CB
  • Giải bài tập Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số – giải tích 12 CB
  • Giải bài tập Đường tiệm cận – giải tích 12 CB
  • Giải bài tập Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số – giải tích 12 CB

Reader Interactions

Bình luận

  1. T.Q.Tuấn viết

    11/09/2018 lúc 8:38 chiều

    Sao câu d, bài 1 lại có y’ như thế ạ?

    Trả lời
  2. Hân viết

    13/07/2018 lúc 9:18 sáng

    Ad cho mình hỏi cách giải câu 3 ở phần bài tập đề nghị ạ

    Trả lời
    • admin viết

      13/07/2018 lúc 11:01 sáng

      Ta có: $y’= \frac{x^2-2x-1-m}{(x-1)^2}$
      Để hàm số có CĐ, CT thì y’=0 có 2 nghiệm phân biệt
      <=> $x^2-2x-1-m=0$ có 2 nghiệm phân biệt
      <=> $\Delta>0$
      <=> 4 – 4(-1-m) > 0
      <=> m >-2 chọn C.

      Trả lời
  3. Nguyên viết

    03/07/2018 lúc 3:42 chiều

    Cho mình hỏi cách giải câu 5 phần bài tập đề nghị ạ. Mình giải mãi đều ra a

    Trả lời
    • admin viết

      03/07/2018 lúc 3:53 chiều

      $y’=4x^3-24x^2=0$ <=> $x^2(x-6)=0$
      <=> x=0 ; x=6 (vì $x^2>0$ không đổi dấu y’ tại x=0) lập bảng biến thiên chỉ có 1 cực trị tại x=6.

      Trả lời
      • Nguyên viết

        03/07/2018 lúc 10:09 chiều

        Cảm ơn ad ạ

        Trả lời
  4. Quang Anh viết

    01/07/2018 lúc 9:54 sáng

    Cho mình hỏi phần c bài 1 sao ra x= 1 và -1 vậy ?

    Trả lời
    • admin viết

      01/07/2018 lúc 7:50 chiều

      Ta qui đồng y’=$x^2-1 \over x-1$ nên y’=0 nên x= 1 và -1 vậy.

      Trả lời
  5. Trần Thị Lệ Thu viết

    27/08/2017 lúc 12:14 chiều

    cho mình hỏi kết quả x1= -m-1 x2= -m+1 của bài 6 là tính ở đâu ra v ạ?

    Trả lời
    • admin viết

      27/08/2017 lúc 2:30 chiều

      Nó là nghiệm của pt bậc hai trên tử của y’.

      Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương II: Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ và hàm số logarit
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương III: Nguyên hàm – Tích phân và ứng dụng
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương IV: SỐ PHỨC
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương I KHỐI ĐA DIỆN 
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương II MẶT NÓN , MẶT TRỤ, MẶT CẦU  
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương III: PP Tọa độ trong không gian
  • Giải Bài Tập Toán 12 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.