• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán online và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Ôn thi THPT Toán
  • Trắc nghiệm Toán 12
  • Máy tính

Giải bài tập Bài 4 Phép thử và biến cố – Đại số 11 CB

Đăng ngày: 17/11/2020 Biên tập: admin Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 11 Tag với:GBT dai so 11 chuong 2

adsense

Bài tập 1 trang 63 SGK Đại số & Giải tích 11
Gieo một đồng tiền ba lần:

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Xác định các biến cố:

A: “Lần đầu xuất hiện mặt sấp”;

B: “Mặt sấp xảy ra đúng một lần”;

C: “Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần”.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 1
Câu a:

Nếu ký hiệu N là mặt ngửa của đồng tiền xuất hiện;

S là mặt sấp của đồng tiền xuất hiện.

Thì không gian mẫu sẽ là:

Ω = {SSS, SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN}.

SSN là kết quả: “lần đầu và lần 2 xuất hiện mặt sấp, lần cuối cùng xuất hiện mặt ngửa”.

Câu b:

Xác định các biến cố:

A = {SSS, SSN, SNS, SNN},

B = {SNN, NSN, NNS},

C = {SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN}

Bài tập 2 trang 63 SGK Đại số & Giải tích 11
Gieo một con súc sắc hai lần.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Phát biểu các biến cố sau dưới dạng mệnh đề:bai 4

A = {(6, 1), (6, 2), (6, 3), (6, 4), (6, 5), (6, 6)};

adsense

B = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)};

C = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2
Câu a:

\(\Omega =\left \{ (i, j) \setminus i, j =1,2,3,4,5,6 \right \}\), ở đó (i, j) là kết quả “lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”

Câu b:

* Biến cố A = “Mặt 6 chấm xuất hiện khi gieo lần đầu”;

* Biến cố B = “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là 8”;

* Biến cố C = “Số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là như nhau”.

Bài tập 3 trang 63 SGK Đại số & Giải tích 11
Một hộp chứa bốn cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Xác định các biến cố sau.

A: “Tổng các số trên hai thẻ là số chẵn”;

B: “Tích các số trên hai thẻ là số chẵn”.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
Câu a:

Mỗi một cách lấy hai thẻ là một phần tử của không gian mẫu. Nếu kí hiệu (i, j) là lấy được hai thẻ i và số j thì không gian mẫu sẽ là:

Ω = {(1, 2), (1, 3), (1, 4), (2, 3), (2, 4), (3, 4)}.

Câu b:

Xác định các biến cố:

A = {(1, 3), (2, 4)}.

B = {(1, 2), (1, 4), (2, 3), (2, 4), (3, 4)}
======

Bài 4 Phép thử và biến cố

gbt dai so 11 co ban
gbt dai so 11 co ban
gbt dai so 11 co ban
gbt dai so 11 co ban
gbt dai so 11 co ban

Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 11 Tag với:GBT dai so 11 chuong 2

Bài liên quan:

  1. Giải bài tập Bài 1 Quy tắc đếm – SGK Đại số 11 CB
  2. Giải bài tập bài 2 Hoán vị Chỉnh hợp Tổ hợp – Đại sô 11 CB
  3. Giải bài tập Bài 3 Nhị thức Niu-tơn – Đại số 11 cb
  4. Giải bài tập Bài 5 Xác suất của biến cố – SGK Đại số 11 CB
  5. Giải bài tập Ôn chương II Tổ hợp Xác suất – ĐS 11 CB

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải bài tập Chương I: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC – Đại số 11 cơ bản
  • Giải bài tập Chương II: TỔ HỢP VÀ XÁC XUẤT – Đại số 11 cơ bản
  • Giải bài tập Chương III.  DÃY SỐ – CẤP SỐ CỘNG – CẤP SỐ NHÂN – Đại số 11 cơ bản
  • Giải bài tập Chương IV: GIỚI HẠN – Giải tích 11 cơ bản
  • Giải bài tập Chương V: ĐẠO HÀM – Giải tích 11 cơ bản
  • GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC 11 CƠ BẢN – CHƯƠNG I Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
  • GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC 11 CƠ BẢN – CHƯƠNG II Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
  • GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC 11 CƠ BẢN – CHƯƠNG III Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian
  • Giải Bài Tập Toán 11 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2023) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Sách giáo khoa, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.