• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập Toán 12 / Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

Đăng ngày: 05/11/2018 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 12

Mục lục:

  1. Giải bài 1 trang 77 SGK Giải tích 12. Vẽ đồ thị của các hàm số:
  2. Giải bài 2 trang 77 SGK Giải tích 12. Tính đạo hàm của các hàm số:
  3. Giải bài 3 trang 77 SGK Giải tích 12. Tìm tập xác định của các hàm số:
  4. Giải bài 4 trang 78 SGK Giải tích 12. Vẽ đồ thị của các hàm số:
  5. Giải bài 5 trang 78 SGK Giải tích 12.

Giải bài 1 trang 77 SGK Giải tích 12. Vẽ đồ thị của các hàm số:

Đề bài

Vẽ đồ thị của các hàm số:

a) \(y = 4^x\);

b) \(y= \left ( \frac{1}{4} \right )^{x}\).

Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số:

Bước 1: Tập xác định.

Bước 2: Sự biến thiên.

– Tính y’, tìm các điểm mà tại đó y’ bằng 0 hoặc không xác định.

– Xét dấu y’ và suy ra các khoảng đơn điệu của đồ thị hàm số.

– Tính các giới hạn đặc biệt: Giới hạn tại vô cực và giới hạn tại các điểm mà hàm số không xác định.

– Tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số (nếu có).

– Lập bảng biến thiên.

Bước 3: Đồ thị.

– Tìm giao điểm của đồ thị hàm số với các trục tọa độ (nếu có).

– Vẽ đồ thị hàm số dựa vào các yếu tố ở trên.

Lời giải chi tiết

a) Đồ thị hàm số \(y = 4^x\)

*) Tập xác định: \(\mathbb R\)

*) Sự biến thiên:

\(y’ = {4^x}\ln 4 > 0,\forall x \in \mathbb R\)

– Hàm số đồng biến trên \(\mathbb R\)

– Giới hạn đặc biệt:

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = 0 \cr
& \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty \cr} \)

Tiệm cận ngang: \(y=0\).

– Bảng biến thiên:

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

Đồ thị:

Đồ thị nằm hoàn toàn phía trên trục hoành, cắt trục tung tại các điểm \((0;1)\), đi qua điểm \((1;4)\) và qua các điểm \((\frac{1}{2}; 2)\), \((-\frac{1}{2}; \frac{1}{2})\), \((-1; \frac{1}{4})\).

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

b) Đồ thị hàm số \(y=\left ( \frac{1}{4} \right )^{x}\)

*) Tập xác định: \(\mathbb R\)

*) Sự biến thiên:

\(y’ = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^x}.\ln \left( {\frac{1}{4}} \right) =  – {\left( {\frac{1}{4}} \right)^x}\ln 4 < 0\,\,\forall x \in R\)

– Hàm số nghịch biến trên \(\mathbb R\)

– Giới hạn:

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = + \infty \cr
& \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 0 \cr} \)

Tiệm cận ngang \(y=0\)

– Bảng biến thiên:

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

*) Đồ thị:

Đồ thị hàm số nằm hoàn toàn về phía trên trục hoành, cắt trục tung tại điểm (0; 1), đi qua điểm (1; \(\frac{1}{4}\)) và qua các điểm (\(-\frac{1}{2}\); 2), (-1;4).

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

 


Giải bài 2 trang 77 SGK Giải tích 12. Tính đạo hàm của các hàm số:

Đề bài

Tính đạo hàm của các hàm số:

a) \(y = 2xe^x +3sin2x\);

b) \(y = 5x^2- 2^xcosx\);

c) \(y = {{x + 1} \over {{3^x}}}\).

a) Sử dụng bảng đạo hàm cơ bản: \(\left( {{e^x}} \right)’ = {e^x},\,\left( {\sin kx} \right)’ = k\cos kx\) và quy tắc tính đạo hàm của một tích: \(\left( {uv} \right)’ = u’.v + u.v’\).

b) Sử dụng bảng đạo hàm cơ bản: \(\left( {{x^n}} \right)’ = n.{x^{n – 1}},\,\,\left( {\cos x} \right)’ =  – \sin x\) và quy tắc tính đạo hàm của một tích: \(\left( {uv} \right)’ = u’.v + u.v’\).

c) Sử dụng bảng đạo hàm cơ bản: \(\left( {{x^n}} \right) = n.{x^{n – 1}},\,\,\left( {{a^x}} \right)’ = {a^x}.\ln a\) và quy tắc tính đạo hàm của một thương: \(\left( {\frac{u}{v}} \right)’ = \frac{{u’.v – u.v’}}{{{v^2}}}\).

Lời giải chi tiết

a) \(y’ = (2x{e^x})’ + 3(\sin 2x)’ \)

\(= 2.{e^x} + 2x({e^x})’+ {\rm{ }}3.2cos2x\)

\(=2\left( {1 + x} \right){e^x} + 6cos2x\)

b) \(\begin{array}{l}y’ = 5.2x – \left( {\left( {{2^x}} \right)’.\cos x + {2^x}.\left( {\cos x} \right)’} \right)\\\,\,\,\,\,\, = 10x – \left( {{2^x}.\ln 2.\cos x – {2^x}.\sin x} \right)\\\,\,\,\,\,\, = 10x – {2^x}\left( {\ln 2\cos x – \sin x} \right)\end{array}\)

c) \(\begin{array}{l}y’ = \frac{{\left( {x + 1} \right)'{{.3}^x} – \left( {x + 1} \right).\left( {{3^x}} \right)’}}{{{{\left( {{3^x}} \right)}^2}}}\\\,\,\,\,\, = \frac{{{3^x} – \left( {x + 1} \right){{.3}^x}\ln 3}}{{{{\left( {{3^x}} \right)}^2}}}\\\,\,\,\, = \frac{{{3^x}\left( {1 – \left( {x + 1} \right)\ln 3} \right)}}{{{{\left( {{3^x}} \right)}^2}}}\\\,\,\,\, = \frac{{1 – \left( {x + 1} \right)\ln 3}}{{{3^x}}}\end{array}\)


Giải bài 3 trang 77 SGK Giải tích 12. Tìm tập xác định của các hàm số:

Đề bài

Tìm tập xác định của các hàm số:

a) \(y = lo{g_2}\left( {5 – 2x} \right)\) ;

b) \(y =lo{g_3}({x^2} – 2x)\) ;

c) \(y=log_{\frac{1}{5}}\left ( x^{2} -4x+3 \right )\);

d) \(y= log_{0,4}\frac{3x+1}{1-x}\).

 

Lời giải chi tiết

a) Hàm số \(y = lo{g_2}\left( {5 – 2x} \right)\) xác định khi và chỉ khi:

\[5- 2x > 0\Leftrightarrow x < \frac{5}{2}.\]

Vậy hàm số \(y = lo{g_2}\left( {5 – 2x} \right)\) có tập xác định là \(D=\left( { – \infty ;{5 \over 2}} \right).\)

b) Hàm số \(y =lo{g_3}({x^2} – 2x)\) xác định khi và chỉ khi:

\[{x^2} – 2x > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x > 2\\
x \end{array} \right.\]

Vậy hàm số \(y =lo{g_3}({x^2} – 2x)\) có tập xác định là \(D=(-∞; 0) ∪ (2;+∞)\).

c) Hàm số \(y=log_{\frac{1}{5}}\left ( x^{2} -4x+3 \right )\) xác định khi và chỉ khi

\[{x^2} – 4x + 3 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x > 3\\
x \end{array} \right.\]

Vậy hàm số \(y= log_{\frac{1}{5}}\left ( x^{2} -4x+3 \right )\) có tập xác định là \(D=(-∞; 1) ∪ (3;+∞)\).

d) Hàm số \(y= log_{0,4}\frac{3x+1}{1-x}\) xác định khi và chỉ khi:

\[\frac{3x+2}{1-x} > 0\Leftrightarrow (3x+2) (1-x) > 0\Leftrightarrow-\frac{2}{3} < x <1.\]

Vậy hàm số \(y = log_{0,4}\frac{3x+1}{1-x}\) có tập xác định là \(D=\left( { – {2 \over 3};1} \right)\).


Giải bài 4 trang 78 SGK Giải tích 12. Vẽ đồ thị của các hàm số:

Đề bài

Vẽ đồ thị của các hàm số:

a) \(y = logx\);

b) y = \(log_{\frac{1}{2}}x\).

Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số:

Bước 1: Tập xác định.

Bước 2: Sự biến thiên.

– Tính y’, tìm các điểm mà tại đó y’ bằng 0 hoặc không xác định.

– Xét dấu y’ và suy ra các khoảng đơn điệu của đồ thị hàm số.

– Tính các giới hạn đặc biệt: Giới hạn tại vô cực và giới hạn tại các điểm mà hàm số không xác định.

– Tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số (nếu có).

– Lập bảng biến thiên.

Bước 3: Đồ thị.

– Tìm giao điểm của đồ thị hàm số với các trục tọa độ (nếu có).

– Vẽ đồ thị hàm số dựa vào các yếu tố ở trên.

Lời giải chi tiết

a) Đồ thị hàm số \(y = logx\).

*) Tập xác định: \(D=(0;+\infty)\)

*) Sự biến thiên:

\(y’ = {1 \over {x\ln 10}} > 0,\forall x \in D\)

– Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;+\infty)\)

– Giới hạn đặc biệt:

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = – \infty \cr
& \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty \cr} \)

Hàm số có tiệm cận đứng là: \(x=0\)

– Bảng biến thiên:

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

*) Đồ thị:

Đồ thị hàm số nằm hoàn toàn bên phải trục tung) nhận trục tung làm tiệm cận đứng, cắt trục hoành tại điểm \((1;0)\) và đi qua điểm \((10;1)\), \((\frac{1}{10}; -1)\).

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

b) Đồ thị hàm sốy = \(log_{\frac{1}{2}}x\).

*) Tập xác định: \(D=(0;+\infty)\)

*) Sự biến thiên:

\(y’ =  – {1 \over {x\ln 2}} < 0,\forall x \in D\)

– Hàm số nghịch biến trên khoảng \((0;+\infty)\)

– Giới hạn:

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = + \infty \cr
& \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = – \infty \cr} \)

Hàm số có tiệm cận đứng \(x=0\).

– Bảng biến thiên:

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản

*) Đồ thị:

Đồ thị hàm số nằm hoàn toàn bên phải trục tung (nhận trục tung làm tiệm cận đứng), cắt trục hoành tại điểm \((1;0)\) và đi qua điêm \((\frac{1}{2};1)\), điểm phụ \((2;-1)\), \((4.-2)\), \((\frac{1}{4}; 2)\).

Giải bài tập Bài 4. Hàm số mũ, hàm số lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản


Giải bài 5 trang 78 SGK Giải tích 12.

Tính đạo hàm của các hàm số:

a) \(y =3{x^2}-lnx + 4sinx\);

b) \(y = log({x^2} + x+1)\);

c) \(y= \frac{log_{3}x}{x}\).

 

Lời giải chi tiết

a) \(y’ = 6x – {1 \over x} + 4cosx\).

b) \(y’= \frac{\left ( x^{2}+x+ 1 \right )^{‘}}{\left ( x^{2}+ x+ 1 \right ).ln10}\) = \(\frac{2x+ 1}{\left ( x^{2}+ x+ 1 \right ).ln10}\).

c) \(y’= \frac{\left ( log_{3}x^{} \right )^{‘}.x- log_{3}x.1}{x^{2}}\) = \(\frac{\frac{1}{x. ln3}.x-log_{3}x}{x^{2}}\) = \(\frac{1-ln3.log_{3}x}{x^{2}.ln3}\) = \(\frac{1-lnx}{x^{2}. ln3}\).

===============

 

Tag với:GBT giai tich 12 chuong 2

Bài liên quan:

  • Giải bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương II Hàm số lũy thừa, Hàm số mũ và Hàm số Lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài tập Ôn tập chương II Hàm số lũy thừa, Hàm số mũ và Hàm số Lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài tập Bài 6 Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài tập Bài 5 Phương trình mũ và phương trình lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài tập Bài 3 Lôgarit – SGK Giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài tập Bài 2: Hàm số lũy thừa – SGK Giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài tập Bài 1 Lũy thừa – SGK Giải tích 12 cơ bản

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương II: Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ và hàm số logarit
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương III: Nguyên hàm – Tích phân và ứng dụng
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương IV: SỐ PHỨC
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương I KHỐI ĐA DIỆN 
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương II MẶT NÓN , MẶT TRỤ, MẶT CẦU  
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương III: PP Tọa độ trong không gian
  • Giải Bài Tập Toán 12 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.