• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán online và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Ôn thi THPT Toán
  • Trắc nghiệm Toán 12
  • Máy tính

Giải bài tập Bài 1 Phương pháp quy nạp toán học – SGK Đại số 11 CB

Đăng ngày: 09/12/2020 Biên tập: admin Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 11 Tag với:GBT dai so 11 chuong 3

adsense

Giải bài tập Bài 1 Phương pháp quy nạp toán học – SGK Đại số 11 CB
Câu 1: Trang 82 – SGK toán 11

Chứng minh rằng với n Є N*, ta có đẳng thức:

a) 2 + 5+ 8+…. + 3n – 1 = \( \frac{n(3n+1)}{2}\);

b) \( \frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+…+\frac{1}{2^{n}}=\frac{2^{n}-1}{2^{n}}\);

c) 12 + 22 + 32 +….+ n2 = \( \frac{n(n+1)(2n+1)}{6}\).

Hướng dẫn giải:
a) Giả sử đẳng thức a) đúng với n = k ≥ 1,

Sk= 2 + 5 + 8 + …+ 3k – 1 = \( \frac{k(3k+1)}{2}\)

Xét với n = k + 1, ta có:

Sk+1 = 2 + 5 + 8 + ….+ 3k -1 + (3(k + 1) – 1) = \( \frac{(k+1)(3(k+1)+1)}{2}\)

Sk+1 = Sk + 3k + 2 = \( \frac{k(3k+1)}{2}\) + 3k + 2 = \( \frac{3k^{2}+k+6k+4}{2}\)

\(=\frac{3(k^{2}+2k+1)+k+1}{2} = \frac{(k+1)(3(k+1)+1)}{2}\) (đpcm)

Theo phương pháp quy nạp => hệ thức đúng với mọi n Є N*

b) Với n = 1, 2 về của hệ thức bằng nhau.

Đặt vế trái bằng Sn.

Giả sử n = k ≥ 1, tức là \( S_{k}=\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+…+\frac{1}{2^{k}}=\frac{2^{k}-1}{2^{k}}\)

Xét với n = k + 1 ta có

\( S_{k+1}=S_{k}+\frac{1}{2^{k+1}}=\frac{2^{k}-1}{2^{k}}+\frac{1}{2^{k+1}}\)

= \( \frac{2^{k+1}-2+1}{2^{k+1}}=\frac{2^{k+1}-1}{2^{k+1}}\) (đpcm)

=>hệ thức b) đúng với mọi n ε N*

c) Với n = 1, vế trái bằng về phải. Đặt vế trái bằng Sn.

Giả sử hệ thức đúng với n = k ≥ 1, hay

Sk = 12 + 22 + 32 + …+ k2 = \( \frac{k(k+1)(2k+1)}{6}\)

Xét n = k + 1 ta có

Sk+1 = Sk + (k + 1)2 = \( \frac{k(k+1)(2k+1)}{6}+(k+1)^{2}\) = (k + 1).\( \frac{k(2k+1)+6(k+1)}{6}\) = (k + 1)\( \frac{2k^{2}+k+6k+6}{6}\)

\( =\frac{(k+1)(2k(k+2)+3)+3(k+2)}{6}=\frac{(k+1)(k+2)(2(k+1)+1)}{6}\) (đpcm)

=>hệ thức c) đúng với mọi n ε N*

+++++++++++++++++++

Câu 2: Trang 82 – SGK toán 11

Chứng minh rằng với n ε N* ta luôn có:

a) n3 + 3n2 + 5n chia hết cho 3;

b) 4n + 15n – 1 chia hết cho 9;

adsense

c) n3 + 11n chia hết cho 6.

Hướng dẫn giải:
a) Đặt Sn = n3 + 3n2 + 5n

Với n = 1 thì S1 = 9 chia hết cho 3

Giả sử với n = k ≥ 1, có Sk = (k3 + 3k2 + 5k) \( \vdots\) 3

Xét với n = k + 1

Sk+1 = (k + 1)3 + 3(k + 1)2 + 5(k + 1)

= k3 + 3k2 + 3k + 1 + 3k2 + 6k + 3 + 5k + 5

= k3 + 3k2 + 5k + 3k2 + 9k + 9

hay Sk+1 = Sk + 3(k2 + 3k + 3)

mà Sk \( \vdots\) 3, 3(k2 + 3k + 3) \( \vdots\) 3 nên Sk+1 \( \vdots\) 3.

Vậy (n3 + 3n2 + 5n) \( \vdots\) 3 với mọi n ε N* .

b) Đặt Sn = 4n + 15n – 1

Với n = 1, thì S1 \( \vdots\) 9

Giả sử với n = k ≥ 1 có Sk= 4k + 15k – 1 chia hết cho 9.

Xét với n = k + 1

Sk+1 = 4k + 1 + 15(k + 1) – 1

= 4(4k + 15k – 1) – 45k + 18 = 4Sk – 9(5k – 2)

mà Sk \( \vdots\) 9 và 9(5k – 2) \( \vdots\) 9 => Sk+1 \( \vdots\) 9

Vậy (4n + 15n – 1) \( \vdots\) 9 với mọi n ε N*

c) Đặt Sn = n3 + 11n

Với n = 1 thì S1 \( \vdots\) 6

Giả sử với n = k ≥ 1 có Sk = k3 + 11k \( \vdots\) 6

Xét với n = k + 1 ta có:

Sk+1 = (k + 1)3 + 11(k + 1) = k3 + 3k + 3k + 1 + 11k + 11

= ( k3 + 11k) + 3(k2 + k + 4) = Sk + 3(k2 + k + 4)

mà Sk \( \vdots\) 6, mặt khác k2 + k + 4 = k(k + 1) + 1 là số chẵn nên 3(k2 + k + 4) \( \vdots\) 6 => Sk+1 \( \vdots\) 6

Vậy n3 + 11n chia hết cho 6 với mọi n ε N*

++++++++++++++++++++++++====

Bài 1 Phương pháp quy nạp toán học

gbt dai so 11 co ban

gbt dai so 11 co ban
gbt dai so 11 co ban
gbt dai so 11 co ban
gbt dai so 11 co ban

Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 11 Tag với:GBT dai so 11 chuong 3

Bài liên quan:

  1. Giải bài tập Bài 2 Dãy số – SGK Đại số 11 CB
  2. Giải bài tập Bài 3 Cấp số cộng – SGK Đại số 11 CB
  3. Giải bài tập Bài 4 Cấp số nhân – SGK Đại số 11 CB
  4. Giải bài tập Ôn chương III Dãy số, cấp số cộng và cấp số nhân – ĐS 11 CB

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải bài tập Chương I: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC – Đại số 11 cơ bản
  • Giải bài tập Chương II: TỔ HỢP VÀ XÁC XUẤT – Đại số 11 cơ bản
  • Giải bài tập Chương III.  DÃY SỐ – CẤP SỐ CỘNG – CẤP SỐ NHÂN – Đại số 11 cơ bản
  • Giải bài tập Chương IV: GIỚI HẠN – Giải tích 11 cơ bản
  • Giải bài tập Chương V: ĐẠO HÀM – Giải tích 11 cơ bản
  • GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC 11 CƠ BẢN – CHƯƠNG I Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
  • GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC 11 CƠ BẢN – CHƯƠNG II Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
  • GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC 11 CƠ BẢN – CHƯƠNG III Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian
  • Giải Bài Tập Toán 11 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2023) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Sách giáo khoa, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.