• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập Hóa 11 nâng cao / Giải bài 6.34 trang 53 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao

Giải bài 6.34 trang 53 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao

Đăng ngày: 27/07/2019 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập Hóa 11 nâng cao

Giải bài 6.34 trang 53 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao. Khi đốt cháy một ankin A thu được một khối lượng đúng bằng khối lượng ankin đã đốt.

Khi đốt cháy một ankin A thu được một khối lượng \({H_2}O\) đúng bằng khối lượng ankin đã đốt.

a) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A. Gọi tên của A, biết A tạo được kết tủa với \(AgN{O_3}\) trong dung dịch \(N{H_3}\). Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Một đồng phân của A khi tác dụng với brom trong nước theo tỉ lệ số mol 1 : 1 tạo được 3 đồng phân. Gọi tên của đồng phân A đó.

Giải :

Phương trình hóa học của phản ứng :

\({C_x}{H_{2x – 2}} + {{3x – 1} \over 2}{O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow xC{O_2} +\)\( (x – 1){H_2}O\)

Ta có : (14x-2) = 18(x-1). Giải phương trình ta được x=4

Công thức phân tử của ankin A : \({C_4}{H_6}\)

Các công thức cấu tạo có thể có của A là

\(CH \equiv C – C{H_2} – C{H_3}(I)  \)

\(C{H_3} – C{H_2} – C \equiv CH +\)\( Ag{\left[ {N{H_3}} \right]_2}OH \to \) \(C{H_3} – C{H_2} – C \equiv CAg \downarrow  +\)\( 2N{H_3} + {H_2}O\)

b) A có công thức phân tử \({C_4}{H_6}\) (dạng \({C_x}{H_{2x – 2}}\) ) ứng với hai loạt đồng phân : ankin và ankađien 

Các ankin đồng phân của A  phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1 : 1

\(C{H_3} – C \equiv C – C{H_3} + B{r_2} \to \)\(C{H_3} – CBr = CBr – C{H_3}\,\,\,\,\,(IIa)\)

(Iia) có 2 đồng phân hình học là cis và trans

Đồng phân ankađien \(({C_4}{H_6})\) có công thức cấu tạo : \(C{H_2} = CH – CH = C{H_2}\) tác dụng với brom

\(C{H_2} = CH – CH = C{H_2} + B{r_2}\buildrel {{\rm{dd}}} \over \longrightarrow\) \( C{H_2} = CH – CHBr – C{H_2}Br\) (cộng 1,2)

                                                           +\(C{H_2}Br – CH = CH – C{H_2}Br\) (cộng 1,4)

Trong đó sản phẩm cộng 1,4 và có 2 đồng phân cis và trans

Vậy tên gọi của đồng phân đó là buta-1,3- đien

(Ghi chú : ở đây không xét buta-1,2-đien \(C{H_2} = C = CHC{H_3})\)

=

= =

====

Tag với:Bài 43. Ankin - Sách bài tập Hóa 11 nâng cao

Bài liên quan:

  • Giải bài 6.28 trang 52 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao
  • Giải bài 6.35 trang 53 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao
  • Giải bài 6.30 trang 52 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao
  • Giải bài 6.32 trang 52 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao
  • Giải bài 6.27 trang 51 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao
  • Giải bài 6.29 trang 52 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao
  • Giải bài 6.31 trang 52 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao
  • Giải bài 6.33 trang 52 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao
  • Giải bài 6.26 trang 51 Sách bài tập Hóa 11 Nâng cao

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải Sách Bài Tập Hóa học 11 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.