• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập Toán 12 / Giải bài 3 trang 43 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản

Giải bài 3 trang 43 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản

02/11/2018 by admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải bài tập Toán 12 Tag với:GBT bai 5 chuong 1 gt12

Bài tập 3 trang 43 SGK Giải tích 12

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số phân thức:

a) \(y=\frac{x+3}{x-1}\).

b) \(y=\frac{1-2x}{2x-4}\).

c) \(y=\frac{-x+2}{2x+1}\).

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3

Phương pháp giải:

Xét hàm số phân thức: \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\;(c \ne 0,\;ad – bc \ne 0)\)

  • Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{{ – d}}{c}} \right\}.\)
  • Sự biến thiên
    • Tính đạo hàm \(y’ = \left( {\frac{{ax + b}}{{cx + d}}} \right)’ = \frac{{a{\rm{d – bc}}}}{{{{{\rm{(cx + d)}}}^{\rm{2}}}}}\).
    • y’ không xác định khi \(x = \frac{{ – d}}{c}\); y’ luôn âm (hoặc dương) với mọi \(x \ne \frac{{ – d}}{c}\)
    • Hàm số đồng biến (nghịch biến) trên các khoảng \(( – \infty ; – \frac{d}{c})\) và \((-\frac{d}{c}; + \infty )\)
  • Cực trị: Hàm số không có cực trị.
  • Tiệm cận:
    •  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{{{\rm{ax + b}}}}{{{\rm{cx + d}}}} = \frac{a}{c}\) nên đường thẳng \(y = \frac{a}{c}\) là tiệm cận ngang.
    •  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\frac{{ – d}}{c}}^ – }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\frac{{ – d}}{c}}^ – }} \frac{{{\rm{ax + b}}}}{{{\rm{cx + d}}}} = ( \pm )\infty\) ; \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\frac{{ – d}}{c}}^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\frac{{ – d}}{c}}^ + }} \frac{{{\rm{ax + b}}}}{{{\rm{cx + d}}}} = ( \pm )\infty\) nên đường thẳng \(x = \frac{{ – d}}{c}\) là tiệm cận đứng.
  • Lập bảng biến thiên: Thể hiện đầy đủ và chính xác các giá trị trên bảng biến thiên.
  • Đồ thị:
    • Giao của đồ thị với trục Oy: x=0 =>y= \(\frac{b}{d}\) => (0; \(\frac{b}{d}\)).
    • Giao của đồ thị với trục Ox: \(y = 0 \Leftrightarrow \frac{{{\rm{ax + b}}}}{{{\rm{cx + d}}}} = 0 \Rightarrow ax + b = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{ – b}}{a} \Rightarrow (\frac{{ – b}}{a};0)\).
    • Lấy thêm một số điểm (nếu cần)- (điều này làm sau khi hình dung hình dạng của đồ thị. Thiếu bên nào học sinh lấy điểm phía bên đó, không lấy tùy tiện mất thời gian.)
    • Nhận xét về đặc trưng của đồ thị. Đồ thị nhận điểm \(I(\frac{{ – d}}{c};\frac{a}{c})\) là giao hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng.

Lời giải:

Vận dụng các bước trên ta giải các câu a, b, c bài 3 như sau:

Câu a:

Xét hàm số \(y=\frac{x+3}{x-1}\)

  • Tập xác định: \(D =\mathbb{R} \backslash \left\{ 1 \right\}\).
  • Đạo hàm: \(\small y’ = {{ – 4} \over {{{(x – 1)}^2}}} < 0,\forall x \ne 1\).
  • Tiệm cận:
    • ​\(\small \mathop {\lim y}\limits_{x \to {1^ – }} = – \infty ;\mathop {\lim y}\limits_{x \to {1^ + }} = + \infty\) nên đường thẳng x=1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
    • \(\small \mathop {\lim y}\limits_{x \to + \infty } = 1;\mathop {\lim y}\limits_{x \to – \infty } = 1\) nên đường thẳng y=1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
  • Bảng biến thiên:

Lưu bản nháp tự động

Vậy hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\small \left( { – \infty ;1} \right)\) và \(\small \left( {1; + \infty } \right).\)

Hàm số không có cực trị.

  • Đồ thị hàm số:
    • Đồ thị hàm số nhận điểm I(1;1) là giao điểm của hai đường tiệm cận làm tâm đối xứng.
    • Đồ thị hàm số cắt trục Ox tại điểm (-3;0), cắt Oy tại điểm (0;-3).
    • Nhận xét: vẫn chưa đủ điểm để vẽ đồ thị hàm số nên ta tiến hành lấy thêm 2 điểm đối xứng với (-3;0) và (0;-3) qua I(1;1) là các điểm (2;5) và (3;3).
    • Vậy ta có đồ thị hàm số:

Lưu bản nháp tự động

 

Câu b:

Xét hàm số \(y=\frac{1-2x}{2x-4}\)

  • Tập xác định: \(D =\mathbb{R} \backslash \left\{ 2 \right\}\).
  • Đạo hàm: \(\small y’ = {6 \over {{{\left( {2{\rm{x}} – 4} \right)}^2}}} > 0,\forall x \ne 2.\)
  • Tiệm cận:
    • ​\(\small \mathop {\lim y}\limits_{x \to {2^ – }} = + \infty ;\mathop {\lim y}\limits_{x \to {2^ + }} = – \infty\) nên đường thẳng x=2 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
    • \(\small \mathop {\lim y}\limits_{x \to + \infty } = -1;\mathop {\lim y}\limits_{x \to – \infty } = -1\) nên đường thẳng y=-1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
  • Bảng biến thiên:

Lưu bản nháp tự động

Hàm số đồng biến trên khoảng \(\small \left( { – \infty ;2} \right)\) và \(\small \left( {2; + \infty } \right)\).

Hàm số không có cực trị.

  • Đồ thị hàm số:
    • Đồ thị hàm số nhận điểm I(2;-1) làm tâm đối xứng.
    • Đồ thị hàm số cắt trục Ox tại \(\small \left ( \frac{1}{2};0 \right );\) cắt trục Oy tại \(\small \left (0;-\frac{1}{4} \right );\)
    • Ta lấy thêm một điểm thuộc nhánh còn lại để vẽ đồ thị hàm số: với x=3 suy ra \(\small y=\frac{5}{2}.\)
    • Đồ thị hàm số:

Lưu bản nháp tự động

 

Câu c:

Xét hàm số \(y=\frac{-x+2}{2x+1}\)

  • Tập xác định: \(D =\mathbb{R} \backslash \left\{ -\frac{1}{2} \right\}\).
  • Đạo hàm: \(\small y’ = {{ – 5} \over {{{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)}^2}}} < 0,\forall x \ne – {1 \over 2}\).
  • Tiệm cận:
    • ​\(\mathop {\lim y}\limits_{x \to {{\left( { – \frac{1}{2}} \right)}^ – }} = – \infty ;\mathop {\lim y}\limits_{x \to {{\left( { – \frac{1}{2}} \right)}^ – }} = + \infty\) nên đường thẳng \(x=-\frac{1}{2}\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
    • \(\small \mathop {\lim y}\limits_{x \to + \infty } = – \frac{1}{2};\mathop {\lim y}\limits_{x \to – \infty } = – \frac{1}{2}\) nên đường thẳng \(y=-\frac{1}{2}\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
  • Bảng biến thiên:

Lưu bản nháp tự động

Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { – \infty ; – \frac{1}{2}} \right)\) và \(\left( { – \frac{1}{2}; + \infty } \right).\)

Hàm số không có cực trị.

  • Đồ thị:
    • Đồ thị hàm số nhận điểm \(I\left( { – \frac{1}{2}; -\frac{1}{2}} \right)\) làm tâm đối xứng.
    • Đồ thị hàm số cắt trục Ox tại điểm (2;0), cắt trục Oy tại điểm (0;). Ta lấy điểm (-1;-3) thuộc nhánh còn lại để thuận lợi hơn cho việc vễ đồ thị.

Lưu bản nháp tự động

 

Bài liên quan:

  • Giải bài 9 trang 44 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài 8 trang 44 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài 7 trang 44 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài 6 trang 44 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài 5 trang 44 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài 4 trang 43 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài 2 trang 43 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản
  • Giải bài 1 trang 43 bài 5 chương 1 giải tích 12 cơ bản

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương II: Hàm số lũy thừa. Hàm số mũ và hàm số logarit
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương III: Nguyên hàm – Tích phân và ứng dụng
  • Giải Bài Tập Giải Tích 12 CB – Chương IV: SỐ PHỨC
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương I KHỐI ĐA DIỆN 
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương II MẶT NÓN , MẶT TRỤ, MẶT CẦU  
  • Giải Bài Tập Hình Học 12 CB – Chương III: PP Tọa độ trong không gian
  • Giải Bài Tập Toán 12 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2020) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.