• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập Hóa 10 nâng cao / Giải bài 3.1 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao

Giải bài 3.1 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao

Đăng ngày: 19/07/2019 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập Hóa 10 nâng cao


Giải bài 3.1 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao. Trong tự nhiên, các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do.

Bài 3.1 trang 20 SBT Hóa học 10 Nâng cao

Trong tự nhiên, các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm không liên kết với nhau tạo thành phân tử và khó liên kết với các nguyên tư của các nguyên tố khác. Ngược lại các nguyên tử nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo phân tử hay tinh thể. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.

Giải

Các nguyên tử khí hiếm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng đặc biệt bền vững: \(n{s^2}n{p^6}\) (trừ heli có cấu hình 1s2). Các nguyên tử khí hiếm rất khó tham gia phản ứng hóa học. Trong tự nhiên, các khí hiếm đều tòn tại ở dạng nguyên tử (hay còn gọi là phân tử một nguyên tử) tự do (nên còn gọi là khí trơ).

Các nguyên tử của các nguyên tố khác không có cấu hình electron nguyên tử giống khí hiếm nên có xu hướng đạt đến lớp vỏ electron của các khí hiếm. Các nguyên tử cùng nguyên tố liên kết với nhau tạo ra các phân tử đơn chất như H2, O2, Cl2,…

Các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau tạo ra các phân tử hợp chất: HCl, CO2,.. hay tự tập hợp lại thành các khố đơn chất như kim cương, than chì, photpho rắn,…

Trong những phân tử tạo thành từ các nguyên tử, cấu hình electron của từng nguyên tử thường giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ. Do đó, phân tử hay tinh thể có năng lượng thấp hơn tổng năng lượng của từng nguyên tử riêng rẽ. Như vậy, nguyên nhân để tạo thành liên kết hóa học và tạo thành phân tử là khuynh hướng liên kết các nguyên tử của các nguyên tố hóa học để đạt tới cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm.

 

Tag với:Bài 16: Khái niệm về liên kết hóa học. Liên kết ion - Sách bài tập Hóa 10 nâng cao

Bài liên quan:

  • Giải bài 3.8 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 3.2 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 3.4 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 3.3 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 3.7 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 3.6 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao
  • Giải bài 3.5 trang 20 Sách bài tập Hóa 10 Nâng cao

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải sách bài tập Hoá 10 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.