• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Văn hay / Văn mẫu lớp 8 / Em hãy phân tích và nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn.

Em hãy phân tích và nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn.

Đăng ngày: 24/02/2018 Biên tâp: admin Thuộc chủ đề:Văn mẫu lớp 8

Em hãy phân tích và nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn.

Đề bài: Em hãy phân tích và nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc “ Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn.

Bài làm

Vua Lý Thái Tổ tên khai sinh là Lý Công Uẩn, ông sinh năm 974 và mất năm 1028 ở Kinh Bắc. Ông vốn là võ tướng cao cấp của Lê Đại Hành, từng giữ chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông nổi tiếng là người đức độ, tài trí và nhiều uy vọng. Đến năm 1009, khi vua Lê Ngọa Triều chết, ông được triều thần cùng giới tăng lữ tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên triều đại nhà Lý tồn tại hơn 200 năm. Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi thành Thăng Long, Kinh đô của Đại Việt. “ Thiên đô chiếu” ra đời vào thời điểm đó.

Theo lời của Dương Quảng Hàm, “ Chiếu là lời của vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân”, là một áng văn xuôi cổ, câu văn có vế đối, ngôn từ trang trọng. “ Thiên đô chiếu” có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với dân tộc ta.

Mở đầu chiếu dời đô, ta thấy Lý Thái Tổ nói lên mục đích và tầm quan trọng của việc dời đô, đó là để “ đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân.” Có thể nói, việc dời đô là một việc vô cùng to lớn, quan trọng, hợp mệnh trời và ý dân, để góp phần xây dựng đất nước ngày một phần thịnh, thái bình.

Để minh chứng cho tầm quan trọng của việc dời đô, tác giả đã đưa ra hàng loạt những kinh nghiệm lịch sử, phản ánh xu thế phát triển của từng quốc gia, từng thời đại. Ông đã nêu lên những dẫn chứng cụ thể như chuyện ở xa là chuyện bên Tàu: “ xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô…cho đến chuyện gần là ở nước ta vào thời nhà Đinh, nhà Lê, chỉ vì “ theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời…; cứ đóng yên đô thành ở Hoa Lư nên dẫn đến thảm kịch; triều đại không được lâu đời, vận số ngắn ngủi, muôn vật không được thích nghi…” Lý Công Uẩn cảm thấy đau xót khi nghĩ về vận số ngắn ngùi của nhà Đinh, Lê và cảm thấy không thể không dời đô. Với những lý lẽ sắc bén cùng những dẫn chứng lịch sử giàu sức thuyết phục, Lý Công Uẩn đã mở đầu “ Thiên đô chiếu” một cách thuyết thục, thu phục lòng người.

Đến khi nói về Đại La, nơi sẽ dời đô đến của Lý Công Uẩn, ông đã cho thấy tầm nhìn chiến lược, toàn diện, chính xác về mặt địa lý, địa thế, nhân văn. Bằng chứng là sau hàng nghìn năm, Hà Nội đã trở thành Thủ đô văn hiến, hòa bình, tươi đẹp. Cho thấy sự thật về việc dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn là một quyết định vô cùng vĩ đại, đúng đắn, tính kế muôn đời cho con cháu.

Không chỉ về chiến lược, mà về nghệ thuật, văn chương, phần thứ hai của Thiên đô chiếu cũng rất đặc sắc. Với lối viết giàu hình ảnh, hàm súc và biểu cảm, cùng những vế đối rất chính, rất thu hút người đọc: “ Huống gì thành Đại La…ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi… tiện hướng nhìn sông dựa núi; dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật phong phú tốt tươi; thật là chốn hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời…”

Cuối cùng, Lý Công Uẩn bày tỏ ý mình về việc dời đô và hỏi ý kiến quần thần, thật khiến cho muôn dân nể phục sự tài trí, đức độ, thấu đáo.

Thật vậy, có thể nói việc dời đô của Lý Công Uẩn là một sự kiện vô cùng vĩ đại, to lớn. “ Thiên đô chiếu” là một áng văn xuôi đọc đáo, đặc sắc với ngôn từ trang trọng, thể hiện rõ khẩu khí của bậc đế vương. Đây xứng đáng là một áng văn để đời cho thế hệ mai sau.

Tag với:Cảm nghĩ, Phân tích

Bài liên quan:

  • Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – văn lớp 12
  • Cảm nghĩ của em về mùa hạ cuối cùng của thời áo trắng
  • Phân tích nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành
  • Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn “Treo biển” – văn lớp 6
  • Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Thánh Gióng
  • Phát biểu cảm nghĩ của em về loài cây em yêu thích
  • Cảm nghĩ của em về câu nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
  • Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
  • Cảm nghĩ của em về tình bạn
  • Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu
  • Phát biểu cảm nghĩ của em về cây tre Việt Nam

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Những bài Văn mẫu hay lớp 8




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.