• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Văn hay / Văn mẫu lớp 11 / Bình luận ý kiến sau đây của Tuân Tử (313-235 TCN) : Người chê ta mà chê phải là thầy của ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.

Bình luận ý kiến sau đây của Tuân Tử (313-235 TCN) : Người chê ta mà chê phải là thầy của ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.

Đăng ngày: 24/02/2018 Biên tâp: admin Thuộc chủ đề:Văn mẫu lớp 11

Bình luận ý kiến sau đây của Tuân Tử (313-235 TCN) : Người chê ta mà chê phải là thầy của ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.

Đề bài: Bình luận ý kiến sau đây của Tuân Tử (313-235 TCN): ” Người chê ta mà chê phải là thầy của ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”

Bài làm

Tuân Tử ( 313- 235 TCN) là một nhà văn, nhà triết học lỗi lạc thời chiến quốc. Ông thường khuyên con người ta phải tích đức, hướng thiện và phải được dạy dỗ cẩn thận mới có thể nên người, đồng thời cũng thường xuyên có những lời động viên, lời khen ngợi người khác khi cần thiết. Nhưng lời khen cũng như lời chê cũng phải đặt đúng lúc, đúng chỗ mới có tác dụng. Ông đã từng nói rằng: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Câu nói này thật sự mang hàm ý sâu xa và không phải ai cũng hiểu được hết sự sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm trong đó.

Đầu tiên, Tuân Tử nói rằng: “ người chê ta mà chê phải là thầy ta.” Thế nào là chê phải? Chê phải tức là khi ta làm điều gì sai, người khác thấy ta đang làm sai và thẳng thắn chỉ ra lỗi sai của mình, để từ đó mình có thể thấy được cái sai của bản thân và rút kinh nghiệm, sửa chữa cái sai. Theo lẽ thường, chẳng có ai thích bị người khác chê mình. Nhưng nếu như là người có hiểu biết, ta phải biết phân biệt được đâu là lời chê thật lòng, và có ý muốn tốt cho ta. Tất nhiên trong cuộc sống có rất nhiều người ghen ghét, đố kỵ, luôn tìm cách chê bai, nói xấu ta một cách ác ý, muốn ta không tốt lên được. Những lúc như vậy ta phải thật tỉnh táo để phân biệt được đâu là những lời chê mang ý xấu để bỏ ngoài tai, còn đâu mới là những lời chê mang tính góp ý, giúp ta thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Khi ta biết tiếp thu ý kiến của người khác để thay đổi, khi đó ta mới có thể hoàn thiện bản thân và thành công được. Ngược lại, nếu cứ làm theo ý mình mà không biết tốt xấu thế nào, thì trước sau gì ta cũng sẽ gặp thất bại trong cuộc sống.

Tiếp theo, ông có nói đến những người thường đưa ra những lời khen dành cho ta. Tất nhiên là những lời khen phải. Đó là những lời khen chân thành, không vì lợi ích cá nhân mà muốn khen những điểm tốt thật sự của ta, để ta có động lực cố gắng làm tốt hơn. Dù được khen sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy dễ nghe và tự hào, nhưng cũng phải tỉnh táo để biết đâu là khen thật và đâu là những lời xu nịnh ta. Nếu tin vào những lời xu nịnh, sẽ dẫn đến bản tính tự kiêu, không biết bản thân mình thế nào, trước sau gì cũng sẽ gặp thất bại. Những người thật lòng dành cho ta những lời khen, chính là những người bạn, những người tri kỷ mong muốn ta tốt đẹp hơn.

Cuối cùng, Tuân Tử muốn nói đến những kẻ luôn xu nịnh người khác, đó chính là kẻ thù của chúng ta. Họ khen ta chỉ để xu nịnh nhằm vụ lợi cho bản thân họ mà không xuất phát từ sự ngưỡng mộ, tấm lòng chân thành của họ đối với ta. Những lời khen đó vô tình khiến cho ta trở nên tự cao tự đại, dường như là một con dao hai lưỡi khiến cho ta ngày càng trở nên kém cỏi, sống trong những lời xu nịnh, dối trá mà ảo tưởng về bản thân.

Có thể nói, Tuân Tử chỉ bằng một câu nói nhưng đã răn dạy mọi người rằng phải luôn ghi nhớ, chọn bạn mà chơi trong cuộc sống. Phải luôn tỉnh táo, lý trí để biết đâu là những người thật lòng với ta, không vì những lời nói ngon ngọt mà đánh mất bản thân, đồng thời không vì những lời chê bai mà vội vàng oán trách người khác. Có như vậy, tất cả chúng ta mới có thể hoàn thiện và trở nên thành công trong cuộc sống.

Tag với:Bình luận, Văn Tả

Bài liên quan:

  • Viết một đoạn văn tả vẻ đẹp một con gà – Văn hay lớp 2
  • Nghị luận xã hội về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay – văn lớp 12
  • Giải thích câu tục ngữ “Người ta là hoa đất”
  • Bình luận câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
  • Bình luận câu tục ngữ ”Một điều nhịn là chín điều lành”
  • Bình luận câu nói “Ôi sống đẹp là sống sao hỡi bạn” của Tố Hữu- Văn lớp 10
  • Phân tích câu ca dao “Anh hùng là anh hùng rơm. Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng”- Văn lớp 10
  • Cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công…”- Văn lớp 7
  • Phân tích bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” (Thanh Thảo)
  • Bình luận bài: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên”
  • Phân tích bài ca dao: Làng ta phong cảnh hữu tình
  • Hãy bình luận câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Những bài Văn mẫu hay lớp 11




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.