• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Văn hay / Văn mẫu lớp 11 / Bình luận phân tích Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Bình luận phân tích Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Đăng ngày: 24/02/2018 Biên tâp: admin Thuộc chủ đề:Văn mẫu lớp 11

Bình luận phân tích Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Đề bài: Bình luận phân tích Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Ngoài kho tàng câu da cao, thành ngữ, ngạn ngữ nổi tiếng thì chúng ta còn có một kho tàng về tục ngữ rất phong phú. Có thể nói rằng cha ông ta không chỉ sử dụng những câu ca dao để truyền tải những tư tưởng đạo lí mà họ còn khéo léo dùng những câu tục ngữ súc tích ngắn gọn để truyền tải một ý nghĩa nào đó và những câu tục ngữ đó vẫn còn có ý nghĩa mãi cho tới ngày nay. Một trong những câu tục ngữ chúng ta muốn nói đến ở đây đó chính là câu “kiến tha lâu cũng đầy tổ”.

Theo như nghĩa đen thì chúng ta thấy được kiến là một con vật nhỏ bé và yếu ớt biết nhường nào,nó chỉ mong manh gió thổi cũng có thể làm bay được. Là một sinh vật sống ở dưới đất hoặc ở trên các cành cây. Hoạt động của nó là tha thức ăn về tổ,tuy chúng nhỏ bé là vậy nhưng mà chúng rất chăm chỉ cần mẫn trong công việc của mình. Chính sự kiên trì đó đã giúp cho nó tha được thức ăn nhanh đầy tổ của mình. Vậy chúng ta phải hiểu được ông cha ta muốn nói gì ở loài sinh vật này hay chỉ đơn thuần là một câu nói theo nghĩa đen.

Có thể thấy được rằng ca dao tục ngữ dạy cho chúng ta một đức tính kiên trì,lấy tiểu thành đại và lấy nhỏ để góp lớn. Nói tóm lại là muốn nói tới sự chăm chỉ của con người chúng ta.

Trước hết sự chăm chỉ cần mẫn ấy rất cần trong công việc học tập. Những tri thức lớn lao về vũ trụ chúng ta phải mất cả một đời để nghiên cứu chứ không thể là ngày một ngày hai hay là tiếp thu một cách sơ sài nhanh chóng được. Thế cho nên chúng ta rất cần sự kiên trì và nhẫn nại đến cùng, có khó khăn đến đâu thì cũng không được làm cho bản thân nản chỉ. Ông cha ta đã từng có câu:cần cù bù thông minh hay có công mài sắt có ngày nên kim. Thật đúng như vậy, câu nói ấy nhằm dạy cho chúng ta một đức tính kiên trì trong học tập.

Còn trong bất kì một công việc gì thì chúng ta cũng phải chăm chỉ. Cuộc sống xoay quanh chúng ta vốn còn có những khó khăn trước mắt nhưng không được gục ngã mà chúng ta phải kiên trì để vượt qua. Cuộc sống từ khi sinh ra chúng ta đều có đau khổ và hạnh phúc không ai giống ai, đó là do tạo hóa sinh ra.giống như việc chẳng có thành công nào mà rải toàn hoa hồng cả, chúng ta phải đi qua những chông gai khó khăn rồi mới mong có được thành công cho bản thân.Chính vì vậy mà chúng ta cần phải kiên trì vì nếu không có sự kiên trì, không có niềm tin thì chúng ta không thể nào vượt qua được những chông gai ấy.

Qua đây chúng ta có thể thấy được câu tục ngữ có một sức sống tiềm tàng và mãnh liệt với hàng nghìn năm tuổi của nó. Những ý nghĩa, tư tưởng luôn được chất chứa trong những câu ca dao tục ngữ ấy, chính vì thế mà ở đây chúng ta học được đức tính kiên trì để vượt qua những khó khăn chông gai trong cuộc sống. Hãy sống kiên trì như con kiến kia, tuy nhỏ bé là vậy nhưng nếu kiên trì thì nó sẽ mang lại thắng lơi, thành công lớn.

Nguồn: Bài văn hay

Tag với:Bình luận, Phân tích, Ý nghĩa

Bài liên quan:

  • Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc – văn lớp 12
  • Phân tích nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – văn lớp 9
  • Phân tích nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”
  • Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
  • Bình luận câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
  • Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
  • Phân tích bài ca dao: “Bao giờ cho đến tháng ba…”
  • Phân tích bài ca dao “ Lỗ mũi mười tám gánh lông …”
  • Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều
  • Phân tích vẻ đẹp trữ tình của nhân vật trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Những bài Văn mẫu hay lớp 11




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.