• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập môn Sinh / Sinh 11 nâng cao / Bài 7: Quang hợp (Sinh 11 nâng cao)

Bài 7: Quang hợp (Sinh 11 nâng cao)

19/07/2018 by admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Sinh 11 nâng cao Tag với:Chuong 1 sinh 11 nang cao

Bài 1.

Nêu vai trò của quá trình quang hợp.

Giải

Quang hợp là quá trình hệ sắc tố cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (C02 và (H2O).

Chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: Quang hợp là một quá trình mà tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó và điều này được chứng minh bằng ba vai trò của quá trình quang hợp sau đây: tạo chất hữu cơ, tích lũy năng lượng và giữ bầu khí quyển trong sạch.

————————————————————–

Bài 2.

Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp.

Giải

Các đặc điểm hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp là:

*   Lá thường có dạng bản mỏng, luôn hướng về phía ánh sáng và có cấu trúc phù hợp với chức năng quang hợp.

*   Phía trên có lớp biểu bì trong suốt cho ánh sáng đi qua, lớp giữa là tế bào mô giậu chứa lục lạp, có các mạch dần, khoảng trống gian bào và phía dưới có lớp biểu bì cùng với các khí khổng.

————————————————————————–

Bài 3.

Nêu đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp.

Giải

Các đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp:

* Hạt (grana): gồm các tilacôit chứa hệ sắc tố, các chất chuyền electron và các trung tâm phản ứng.

* Chất nền (strôma): gồm thể keo có độ nhớt cao, trong suốt và chứa nhiều enzim cacbôxi hóa.

—————————————————————-

Bài 4.

Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?

Giải

Những cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antôxianin và carôtenôit. Do vậy, những cây này vẫn quang hợp bình thường, nhưng cường độ quang hợp thường không cao.

—————————————————-

Bài 5.

Hãy tính lượng C02 hấp thụ và lượng 02 giải phóng của 1 ha rừng với năng suất 15 tấn sinh khối/năm.

Lời giải chi tiết

Có thể tính toán dựa trên phương trình quang hợp:

nC02 + nH20 -> (CH20)n + n02

Sau khi tính phân tử lượng của C02, 02, CH20 suy ra cho 15 tấn sinh khối của rừng.

——————————————————-

Bài 6.

Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục?

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.

B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.

C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.

D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.

Giải

Đáp án: D

Bài liên quan:

  • Bài 20: Cân bằng nội môi (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 18: Tuần hoàn (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 17: Hô hấp (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 16: Tiêu hóa( TT) (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 15: Tiêu hóa (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 11: Hô hấp ở thực vật (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (Sinh 11 nâng cao)

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC




Booktoan.com (2015 - 2020) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.