• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao / Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao

Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao

Đăng ngày: 28/07/2019 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao

Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao

Câu 6.49 trang 57 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Có 3 chất rắn: Mg, Al, \(A{l_2}{O_3}\) đựng trong ba lọ mất nhãn. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được mỗi chất?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch \({H_2}S{O_4}\).
C. Dung dịch \(CuS{O_4}\).
D. Dung dịch NaOH.
Đáp án D

Câu 6.50 trang 57 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Cho 700 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch \(AlC{l_3}\) 0.2M. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tạo ra là
A. 0,78 g.
B. 1,56 g.
C. 0,97 g
D. 0,68 g.
Đáp án A
\(\eqalign{ & {n_{AlC{l_3}}} = 0,1.0,2 = 0,02\left( {mol} \right) \cr & {n_{KOH}} = 0,7.0,1 = 0,07\left( {mol} \right) \cr & AlC{l_3} + 3KOH \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3KCl \cr} \)
0,02 0,06 0,02( mol)
\(Al{\left( {OH} \right)_3} + KOH \to K[Al{\left( {OH} \right)_4}]\)
0,01 0,01 (mol)
\({m_{Al{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 78.0,01 = 0,78\left( g \right).\)

Câu 6.51 trang 57 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) 1M và \(CuS{O_4}\) 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa thu được đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là
A. 4 g.
B. 6 g.
C. 8 g.
D. 10 g
Đáp án C

Câu 6.52 trang 57 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Trộn 100 ml dung dịch \(AlC{l_3}\) 1M với 200 ml dung dịch NaOH 2,25M được dung dịch X. Để kết tủa hoàn toàn ion \(A{l^{3 + }}\) trong dung dịch X dưới dạng hidroxit cần dùng một thể tích khí \(C{O_2}\) (đktc) là
A. 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 1,12 lít.
D. 6,72 lít
Đáp án A

Câu 6.53 trang 57 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Cho 200 ml dung dịch NaOH vào 400 ml dung dịch \(Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\) 0,2M thu được 4,68 g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH ban đầu là
A. 0,6M hoặc 1,1M.
B. 0,9M hoặc 1,2M.
C. 0,8M hoặc 1,4M
D. 0,9M hoặc 1,3M.
Giải
Chọn D

Câu 6.54 trang 58 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Chỉ dùng những chất đã cho là \(CuS{O_4},NaCl,{H_2}O,Al,\) làm thế nào điều chế được các chất sau:
a) Dung dich \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\)?
b) \(Al{\left( {OH} \right)_3}\)?
c) Dung dịch \(Na[Al{\left( {OH} \right)_4}]\)?
Viết các phương trình hoá học.
Đáp án
Điện phân dung dịch \(CuS{O_4}\) được dung dịch \({H_2}S{O_4}\).
Điện phân dung dich NaCl (có màng ngăn) được dung dịch NaOH
Thực hiện theo sơ đồ biến hoá sau:
\(Al\buildrel {{H_2}S{O_4}} \over \longrightarrow A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\buildrel {dd\;NaOH} \over \longrightarrow Al{\left( {OH} \right)_3}\buildrel {dd\;NaOH} \over \longrightarrow Na[Al{\left( {OH} \right)_4}]\)

Câu 6.55 trang 58 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch \(AlC{l_3}\). Ngược lại, nhỏ vài giọt dung dich \(AlC{l_3}\), vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH.
Hiện tượng quan sát được có khác nhau không? Giải thích và viết các phương trình hoá học.
Đáp án
– Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch \(AlC{l_3}\) sẽ có kết tủa vẩn đục, sau đó không tan do trong ống nghiệm có dư \(AlC{l_3}\):
\(3NaOH + AlC{l_3}\left( {dư} \right) \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3NaCl\)
– Nhỏ vài giọt dung dịch \(AlC{l_3}\) vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH sẽ có kết tủa vẩn đục, sau đó kết tủa tan ngay do ống nghiệm có NaOH dư:
\(\eqalign{ & 3NaOH + AlC{l_3}\left( {dư} \right) \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3NaCl \cr & Al{\left( {OH} \right)_3} + NaOH\left( {dư} \right) \to Na[Al{\left( {OH} \right)_4}] \cr} \)

Câu 6.56 trang 58 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Thí nghiệm 1: Nhúng một lá nhôm nhỏ trong dung dịch \(CuS{O_4}\), chờ 1, 2 phút, không quan sát được hiện tượng gì xảy ra.
Thí nghiệm 2: Nhúng một lá nhôm nhỏ trong dung dịch HCl cho đến khi có bọt khí thoát ra, lấy lá nhôm đem khuấy trong nước cất và sau đó nhúng lá nhôm trong dung dịch \(CuS{O_4}\). Nhận thấy có chất rắn màu đỏ bám trên lá nhôm, màu xanh của dung dịch nhạt dần và một phần lá nhôm bị hoà tan.
Hãy giải thích các hiện tượng trong hai thí nghiệm trên và viết các phương trình hoá học.
Đáp án
Thí nghiệm 1: Bề mặt lá nhôm được bảo vệ bởi lớp màng \(A{l_2}{O_3}\). Màng này ngăn cản Al phản ứng với \({H_2}O\) và \(CuS{O_4}\).
Thí nghiệm 2: Màng \(A{l_2}{O_3}\) bị phá huỷ trong dung dịch \(HCl\). Khí thoát ra (\({H_2}\)) do Al tác dụng với dung dịch HCl. Khuấy trong nước cất nhằm rửa sạch muối nhôm bám ngoài lá nhôm. Nhúng ngay lá nhôm trong dung dịch \(CuS{O_4}\) sẽ xảy ra phản ứng Al khử \(Cu^{2+}\)

Câu 6.57 trang 58 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Cho 25,8 g hỗn hợp bột Al và \(A{l_2}O_3\), tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít \({H_2}\) (đktc). Hãy cho biết:
a) Các phản ứng hoá học xảy ra.
b) Khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu.
c) Thể tích dung dịch NaOH 4M tham gia các phản ứng.
Đáp án
a) Phản ứng hoá học xảy ra:
\(\eqalign{ & 2Al + 2NaOH + 6{H_2}O \to 2Na[Al{\left( {OH} \right)_4}] + 3{H_2} \uparrow \cr & A{l_2}{O_3} + 2NaOH + 3{H_2}O \to 2Na[Al{\left( {OH} \right)_4}] \cr} \)
b) 5,4 g Al và 20,4 g \(A{l_2}{O_3}\)
c) Thê tích dung dịch NaOH 4M là 150 ml.

Câu 6.58 trang 58 Sách bài tập Hóa Nâng cao.
Nung 48 g hỗn hợp bột Al và \(Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\) trong không khí, thu được chất rắn duy nhất có khối lượng 20,4 g. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp.
Đáp án
Phương trình hoá học:
\(\eqalign{ & 4Al + 3{O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 2A{l_2}{O_3} \cr & 4Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 2A{l_2}{O_3} + 12N{O_2} + 3{O_2} \cr} \)
Thành phần khối lượng của hỗn hợp: 11,25% Al ; 88,75% \(Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\).

 

Tag với:Giai SBT hoa 12 nang cao chuong 6

Bài liên quan:

  • Bài 32. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao
  • Bài 33. Nhôm – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao
  • Bài 28. Kim loại kiềm – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao
  • Bài 35. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao
  • Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao
  • Bài 30. Kim loại kiềm thổ – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao
  • Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm – Giải sách bài tập Hóa 12 nâng cao

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải sách bài tập Hóa học 12 nâng cao




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.