• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sách bài tập Hóa 9 / Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và Hóa học hữu cơ – Giải sách bài tập Hóa 9

Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và Hóa học hữu cơ – Giải sách bài tập Hóa 9

02/02/2019 by admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Giải sách bài tập Hóa 9 Tag với:Giai SBT chuong 4 hoa 9

Mục lục:

  1. Bài 34.1 trang 43 Sách bài tập Hóa học 9
  2. Bài 34.2 trang 43 SBT Hóa 9
  3. Bài 34.3 SBT Hóa học 9
  4. Bài 34.4 trang 43 SBT Hóa 9
  5. Bài 34.6 trang 44 SBT Hóa 9
  6. Bài 34.7 SBT Hóa 9 trang 44

Bài 34.1 trang 43 Sách bài tập Hóa học 9

Có các chất sau : CaC03, Na2C03, C2H6, Ç2H6O, CO, C2H4, C2H502N. Các hợp chất trên đều là

A. hợp chất vô cơ.

B. hợp chất hữu cơ.

C. hợp chất chứa cacbon.

D. hợp chất chứa oxi


Bài 34.2 trang 43 SBT Hóa 9

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau :

A. Các hợp chất có trong tự nhiên là hợp chất hữu cơ.

B. Tất cả các hợp chất có trong cơ thể sống là hợp chất hữu cơ.

C. Chỉ có những hợp chất có trong cơ thể sống mới là hợp chất hữu cơ.

D. Chất hữu cơ có trong mọi bộ phận của cơ thể sống


Bài 34.3 SBT Hóa học 9

Gỗ, tre, giấy, dầu hoả, cồn, nến, đường ăn, gạo, ngô, sắn chứa chủ yếu là các chất hữu cơ.

a)  Các sản phẩm trên có cháy không ?

b)  Sản phẩm thu được khi đốt cháy chúng có điểm gì chung ?

Trả lời    

a) Các sản phẩm đó đều cháy được

b) Khi các sản phẩm đó cháy đều tạo ra khí C02.


Bài 34.4 trang 43 SBT Hóa 9

Có thể phân biệt muối ăn và đường bằng cách đốt chúng trong không khí không ? Giải thích.

Trả lời: Có thể phân biệt đường với muối ăn bằng cách đốt trong không khí. Khi đó muối ăn không cháy, đường sẽ bị phân huỷ và cháy.


Bài 34.5 – SBT Hóa 9

A và B là hai hợp chất đều có tỉ khối đối với H2 là 14. Đốt cháy A thu được sản phẩm chỉ có C02 . Đốt cháy 1,4 gam B thu được sản phẩm gồm 4,4 gam C02 và 1,8 gam H20. Xác định công thức phân tử của A, B. Hãy cho biết A, B là hợp chất hữu cơ hay vô cơ.

Lời giải 

Ta có MA = MB = 14 x 2 = 28 (gam).

A là hợp chất khi đốt chỉ tạo ra C02. Vậy A phải chứa cacbon và oxi. Mặt khác, MA = 28 gam —> công thức của A là CO.

B khi cháy sinh ra CO2 và H2O, vậy trong B có cacbon và hiđro.

Ta có \({m_C} = {{4,4} \over {44}} \times 12 = 1,2(gam);{m_H} = {{1,8} \over {18}} \times 2 = 0,2(gam)\)

Vậy mB = mC + mH = 1,2 + 0,2 = 1,4 (gam).

=> Trong B chỉ có 2 nguyên tố là C và H.

Gọi công thức phân tử của B là CxHy, ta có :

\(4{C_x}{H_y} + (4x + y){O_2} \to 4xC{O_2} + 2y{H_2}O\)

4 mol                                        4x mol       2y mol

\({{1,4} \over {28}}mol\)                                     \({{4,4} \over {44}}mol\)    \({{1,8} \over {18}}mol\)

 => x = 2 ; y = 4. Công thức của B là C2H4.


Bài 34.6 trang 44 SBT Hóa 9

Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó thành phần % khối lượng của cacbon là 60% và hiđro là 13,33%. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol phân tử của A là 60 gam/mol.

Bài làm: %O=100-(60+13,33)=26,67

Gọi công thức hóa học của A là \({C_x}{H_y}{O_z}\)

Ta có tỷ lệ: \(x:y:z = {{60} \over {12}}:{{13,33} \over 1}:{{26,67} \over {16}} = 5:13,33:1,67 = 3:8:1\)

Công thức của hợp chất là \({({C_3}{H_8}O)_n}\)

Ta có: (12.3+1.8+16)n=60

<=> 60n=60 —> n=1

Vậy công thức phân tử của \({C_x}{H_y}{O_z}\) là \({C_3}{H_8}O\)


Bài 34.7 SBT Hóa 9 trang 44

Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối đối với H2 là 13. Khi đốt cháy 5,2 gam A thu được m gam CO2 và a gam H20. Cho toàn bộ lượng CO2 thu được ở trên hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 40 gam kết tủa. Hãy xác định công thức phân tử của A.

Trả lời  

Ta có MA = 13 x 2 = 26 (gam/mol)

Khi đốt cháy A sinh ra C02, H20 —-> A chứa C, H và không có oxi vì MA = 26 gam/mol.

Gọi công thức của A là CnHm

Phương trình hoá học : \({C_n}{H_m} + (n + {m \over 4}){O_2} \to {n_{C{O_2}}} + {m \over 2}{H_2}O\)

                                      C02 + Ca(OH)2 —> CaC03 + H20

\({n_A} = {{5,2} \over {26}} = 0,2(mol);{n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} = {{40} \over {100}} = 0,4(mol)\)

Vậy 0,2n = 0,4 => n = 2 => công thức của A là C2H2.

Bài liên quan:

  • Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ – Giải sách bài tập Hóa 9
  • Bài 36: Metan – Giải sách bài tập Hóa 9
  • Bài 37: Etilen – Giải sách bài tập Hóa 9
  • Bài 38: Axetilen – Giải sách bài tập Hóa 9
  • Bài 39: Benzen – Giải sách bài tập Hóa 9
  • Bài 40: Dầu mỏ và khí tự nhiên – Giải sách bài tập Hóa 9
  • Bài 41: Nhiên liệu – Giải sách bài tập Hóa 9
  • Bài 42: Luyện tập chương 4 – Hiđrocacbon Nhiên liệu – Giải sách bài tập Hóa 9

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải sách bài tập Hóa học 9




Booktoan.com (2015 - 2020) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.