• Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Học toán
  • Sách toán
  • Môn Toán
  • Đề thi toán
    • Đề KT 1 tiết môn toán
    • Đề thi HKI môn toán
    • Đề thi HKII môn toán
    • Đề thi toán tuyển sinh 10
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
  • Bài mới

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán



You are here: Home / Giải bài tập môn Sinh / Sinh 12 / Bài 29 : Quá trình hình thành loài – Sinh 12 cơ bản

Bài 29 : Quá trình hình thành loài – Sinh 12 cơ bản

22/07/2018 by admin Leave a Comment

Bài 29 : Quá trình hình thành loài

Bài 29 : Quá trình hình thành loài

Bài 1 (trang 128 SGK Sinh học 12): Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.

Lời giải:

Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới:

Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển… ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Do đó có các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được CLTN và các nhân tố tiến hoá khác làm cho sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen. Sự khác biệt về tần số alen được tích luỹ dần và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản. Hiện nay, các nhà khoa học cũng chưa biết được sự khác nhau về mặt di truyền lớn đến mức nào hoặc khác biệt như thế nào về tần số alen thì sẽ dẫn đến cách li sinh sản. Sự cách li địa lí chỉ góp phần sự duy trì khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá. Sự cách li địa lí không phải là sự cách li sinh sản mặc dù do có sự cách li địa lí nên các cá thể của các quần thể cách li ít có cơ hội giao phối với nhau. Khi cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. Cách li sinh sản có thể nhận biết được khi các quần thể khác sống cùng nhau nhưng vẫn không giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng không tạo ra đời con hoặc có tạo ra đời con nhưng lại bị bất thụ. Sự cách li sinh sản xuất hiện giữa các quần thể hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Vì thế, có thể có những quần thể sống cách li với nhau về mặt địa lí rất lâu nhưng vẫn không hình thành nên loài mới.

Bài 2 (trang 128 SGK Sinh học 12): Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới?

Lời giải:

Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối, khiến cho sinh vật giữa các đảo ít khi trao đổi vốn gen cho nhau. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn để các cá thể không thể di cư tới. Một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới thì điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cơ thành một loài mới.

Bài 3 (trang 128 SGK Sinh học 12): Tại sao cách li địa lí là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?

Lời giải:

Hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật vì chúng có khả năng phát tán đi xa. Chính khả năng phát tán đó đã tạo điều kiện cho chúng dễ hình thành nên các quần thể cách li nhau về mặt địa lí dẫn đến hình thành loài mới. Tuy nhiên, các loài thực vật cũng có nhiều khả năng phát tán tới các địa lí khác nhau.

Bài 4 (trang 128 SGK Sinh học 12): Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài đúng nhất?

a) Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành nên loài mới.

b) Cách li địa lí có thể dẫn đến loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

c) Cách li địa lí luôn dẫn dến cách li sinh sản.

d) Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể cách li.

Lời giải:

Đáp án: b.

Bài học cùng chương bài

  1. Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) – Sinh 12 cơ bản
  2. Bài 28: Loài – Sinh 12 cơ bản
  3. Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại – Sinh 12 cơ bản
  4. Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa – Sinh 12 cơ bản
  5. Bài 31: Tiến hóa lớn – Sinh 12 cơ bản
  6. Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi – Sinh 12 cơ bản
  7. Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn – Sinh 12 cơ bản

Chuyên mục: Sinh 12 Thẻ: Phan 6 chuong 1 sinh 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar




Sách Toán © 2015 - 2018 - Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn