• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập môn Sinh / Sinh 12 / Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại – Sinh 12 cơ bản

Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại – Sinh 12 cơ bản

Đăng ngày: 22/07/2018 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Sinh 12

Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Bài 1 (trang 117 SGK Sinh học 12): Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá?

I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.

II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác.

III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác.

IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.

Câu trả lời đúng nhất là:

a) I và II;       b) I và III;       c) III và IV;       d) II và III;

Lời giải:

Đáp án: d

Bài 2 (trang 117 SGK Sinh học 12): Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN?

Lời giải:

Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử mà đa phần là đột biến gen lặn. Do vậy, nếu gen đột biến lặn không biểu hiện ra ngay kiểu hình. Qua sinh sản, sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại lại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoặc trong môi trường mới gen đột biến lại không có hại.

Bài 3 (trang 117 SGK Sinh học 12): Hiện tượng di – nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể?

Lời giải:

Hiện tượng di nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới hoàn toàn mà trước đó quần thể không có. Di nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể bằng cách tăng giảm tần số alen vốn có sẵn trong quần thể. Di nhập gen có thể hiểu hiện dưới nhiều hình thức, thậm chí chỉ đơn giản truyền hạt phấn qua sâu bọ hoặc gió giữa các quần thể thực vật.

Bài 4 (trang 117 SGK Sinh học 12): Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi nhanh chóng?

Lời giải:

Khi kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể là rất ít thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen một cách nhanh chóng. Một alen nào đó dù có lợi có thể nhanh chóng bị loại bỏ khỏi quần thể, ngược lại, gen có hại có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

Bài 5 (trang 117 SGK Sinh học 12): Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?

Lời giải:

Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Do vậy, giao phối không ngẫu nhiên làm giảm dần sự đa dạng di truyền của quần thể.

Tag với:Phan 6 chuong 1 sinh 12

Bài liên quan:

  • Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 31: Tiến hóa lớn – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 29 : Quá trình hình thành loài – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 28: Loài – Sinh 12 cơ bản

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.