• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập môn Sinh / Sinh 10 / Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật – Giải bài tập Sinh 10

Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật – Giải bài tập Sinh 10

21/07/2018 by admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Sinh 10 Tag với:Phan 3 chuong 2 sinh 10

Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Bài 1: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Lời giải:

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?

a. Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

b. Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

c. Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

d. Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Bài 2: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Lời giải:

Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường tức là các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng , còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

Bài 3: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Lời giải:

Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân. Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.

Bài liên quan:

  • Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật – Giải bài tập Sinh 10
  • Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật – Giải bài tập Sinh 10
  • Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật – Giải bài tập Sinh 10

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải bài tập Sinh 10




Booktoan.com (2015 - 2020) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.