• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập môn Sinh / Sinh 11 / Bài 24: Ứng động – Giải bài tập sinh 11

Bài 24: Ứng động – Giải bài tập sinh 11

Đăng ngày: 21/07/2018 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Sinh 11

Bài 24: Ứng động

Bài 24: Ứng động

Bài 1 (trang 104 SGK Sinh 11): ứng động sinh trưởng là gì?

Lời giải:

Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào lại 2 phía đối diện nhau của các cơ quan có cấu trúc đẹp (Kiểu lưng bụng như lá, cánh hoa) gây nên.

Bài 2 (trang 104 SGK Sinh 11): Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng?

Lời giải:

Ứng động sinh trưởng của hoa phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dẹp (lưng – bụng) của cánh hoa: do sự sinh trưởng không đồng đều tại mặt trên và mặt dưới của cánh hoa.

Như vậy, ở hoa thì cánh hoa là cơ quan có ứng động sinh trưởng

Bài 3 (trang 104 SGK Sinh 11): Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?

Lời giải:

Sự vận động nở hoa là phản ứng sinh trương quang ứng động. Ví dụ, hoa của cây bồ công anh mở ra lúc sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối hoăc lúc ánh sáng yêu. Đó là phản ứng quang ứng động. Quang ứng động thường xáy ra ớ các cụm hoa của họ Cúc (cúc xu xi).

Bài 4 (trang 104 SGK Sinh 11): Phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

Lời giải:

Ứng động sinh trưởng

– ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dẹp (kiểu lưng – bụng) của cơ quan (lá, cánh hoa) dưới sự tác động của ngoại cảnh.

– Xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích.

– Quang ứng động: ứng động nở hoa và ứng động của lá.

– Nhiệt ứng động; ứng động ngủ (đóng mở hoa nghê tây, hoa tulip)

Ứng động không sinh trưởng

– Có nhiều trường hợp các phản ứng vận động của thực vật không phải là vận động sinh trưởng.

– Vận động xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyển hóa và trong các miền chuyên hóa của cơ quan nhờ sự lan truyền kích thích trong cơ thể do tiếp xúc hoặc do hóa chất.

– Ứng động sức trương: ứng động sức trương nhanh và ứng động sức trương chậm.

– Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

Bài 5 (trang 104 SGK Sinh 11): Nêu vai trò của ứng động đối với đời sống của thực vật

Lời giải:

ứng động gồm ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

* Vai trò của ứng động sinh trưởng với đời sống thực vật: giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường đề tồn tại và phát triển.

* Vai trò của ứng động không sinh trưởng đối với đời sống của thực vật: giúp thực vật có những phản ứng kịp thời, thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.

Tag với:Chuong 2 sinh 11

Bài liên quan:

  • Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 26: Cảm ứng ở động vật – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 25: Thực hành: Hướng động – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 23: Hướng động – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo) – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 31: Tập tính của động vật – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 30: Truyền tin qua xináp – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh – Giải bài tập sinh 11
  • Bài 28: Điện thế nghỉ – Giải bài tập sinh 11

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC

  • Giải bài tập Sinh 11




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.