• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập môn Sinh / Sinh 11 nâng cao / Bài 18: Tuần hoàn (Sinh 11 nâng cao)

Bài 18: Tuần hoàn (Sinh 11 nâng cao)

Đăng ngày: 20/07/2018 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Sinh 11 nâng cao

Bài 1.

Phân biệt sự trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài ở động vật đơn bào, thủy tức và giun dẹp với chim, thú. 

Giải

Sự khác biệt trong trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài ở động vật đơn bào, đa bào bậc thấp với động vật đa bào bậc cao là:

*  Ở động vật đơn bào, thuỷ tức và giun dẹp:

Các tế bào của cơ thể đơn bào, thuỷ tức và giun dẹp kích thước nhỏ, diện tích cơ thể lớn so với khối lượng, có thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài (lấy thức ăn, thu nhận ôxi; thải các sản phẩm không cần thiết) nên chưa cần có hệ tuần hoàn.

*  Ở chim và thú:

Các tế bào trong cơ thể chỉ tiếp nhận các chất cần thiết (ôxi và các chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài một cách gián tiếp, thông qua môi trường bên trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.

Máu và dịch mô được vận chuyển khắp cơ thể, đem theo các chất mà cơ thể tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa, đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài.

Động lực của sự vận chuyển đó là sự co bóp của tim và con đường vận chuyển máu là hệ mạch đó là hệ tuần hoàn.

———————————————————-

Bài 2.

Vẽ sơ đồ và trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín.

Giải

HS tự vẽ hình hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín (ghi chú thích đầy đủ) và đối chiếu với hình 18.2 và 18.3 SGK để chỉnh sửa và chính xác hóa kiến thức.

——————————————————–

Bài 3.

Trình bày sự tiến hóa thể hiện ở cấu tạo của hệ tuần hoàn giữa các lớp trong ngành ĐVCXS.

Giải

Sự tiến hóa về cấu tạo hệ tuần hoàn của các lớp động vật có xương sống được thể hiện ở bảng sau:

Cơ quan

Cá

Lưỡng cư

Bò sát

Chim

Thú

Tim

2 ngăn (1 TT, 1 TN)

3 ngăn (1 TT, 2 TN)

3 ngăn (trừ cá sấu)

(1 TT, 2 TN)

4 ngăn (2 TT, 2 TN)

4 ngăn (2 TT, 2 TN)

Vòng tuần hoàn

1 vòng

2 vòng

2 vòng

2 vòng

2 vòng

——————————————————-

Bài 4.

Các nhóm động vật nào sau đây đều có hệ tuần hoàn hở?

A. Sứa, Giun tròn, Giun dẹp.

B. Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt.

C. Giun tròn, Giáp xác, Sâu bọ.

D. Sâu bọ, Thân mềm, Bạch tuộc.

Giải

Đáp án: A và C

Tag với:Chuong 1 sinh 11 nang cao

Bài liên quan:

  • Bài 20: Cân bằng nội môi (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 17: Hô hấp (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 16: Tiêu hóa( TT) (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 15: Tiêu hóa (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 11: Hô hấp ở thực vật (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 7: Quang hợp (Sinh 11 nâng cao)
  • Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật( TT) (Sinh 11 nâng cao)

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.