• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập môn Sinh / Sinh 12 / Bài 11: Liên kết gan và hoán vị gen – Sinh 12 cơ bản

Bài 11: Liên kết gan và hoán vị gen – Sinh 12 cơ bản

Đăng ngày: 22/07/2018 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Sinh 12

Bài 11: Liên kết gan và hoán vị gen

Bài 11: Liên kết gan và hoán vị gen

Bài 1 (trang 49 SGK Sinh học 12): Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?

Lời giải:

Để phát hiện 2 gen nào đó có liên kết hay phân li độc lập ta dùng phép lai phân tích. Nếu phép lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1: 1 : 1 thì 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau. Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1 thì 2 gen liên kết với nhau hoàn toàn. Nếu kết quả phép lai phân tích cho 2 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, trong đó 2 loại kiểu hình chiếm đa số thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST đã xảy ra hoán vị gen.

Bài 2 (trang 49 SGK Sinh học 12): Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?

Lời giải:

Để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST ta có thể dùng các phép lai. Tuy nhiên, tốt nhất là dùng phép lai phân tích. Vì dựa vào kết quả của phép lai phân tích, người ra dễ dàng xác định được tần số hoán vị gen, mà tần số hoán vị gen là thước đo khoảng cách giữa các gen trên NST.

Bài 3 (trang 49 SGK Sinh học 12): Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen liên kết?

Lời giải:

Ruồi giấm có 4 cặp NST, ta có thể phát hiện tối đa là 4 nhóm gen liên kết. Vì số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội (ruồi giấm có 4 NST trong bộ NST đơn bội).

Bài 4 (trang 49 SGK Sinh học 12): Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?

Lời giải:

Muốn biết được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST, ta phải xét tới gen thứ 3 nằm giữa 2 gen đó (nghĩa là cách đều 2 gen đó).

Tag với:Phan 5 chuong 2 sinh 12

Bài liên quan:

  • Bài 14. Thực hành: Lai giống – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2 – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen – Sinh 12 cơ bản
  • Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li – Sinh 12 cơ bản

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.