• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Sách Toán – Học toán

Sách Toán - Học toán

Giải bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn từ lớp 1 đến lớp 12, Học toán và Đề thi toán

  • Môn Toán
  • Học toán
  • Sách toán
  • Đề thi
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Anh
  • Môn Sinh
  • Môn Văn
Bạn đang ở:Trang chủ / Giải bài tập môn Sinh / Sinh 10 nâng cao / Bài 10: Axit nuclêic ( Sinh 10 nâng cao)

Bài 10: Axit nuclêic ( Sinh 10 nâng cao)

Đăng ngày: 18/07/2018 Biên tâp: admin Để lại bình luận Thuộc chủ đề:Sinh 10 nâng cao

Bài 1.

Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN. Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit là gì ?

Giải

* Thành phần cấu tạo của một nucleôtit gồm bazơ, axit phôtphoric và đường (đêôxiribôzơ ở ADN và ribôzơ ở ARN).

* Các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết hoá trị giữa axit phôtphoric của nuclêôtit này với đường của nuclêôtit tiếp theo (liên kết phôtphođieste).

* Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit (ADN và ARN) là :

– ADN có đường C5H10O4 và có 4 loại bazơ nitơ là ađênin, timin, xitôzin và guanin.

– ARN có đường C5H10O5 và có 4 loại bazơ nitơ là ađênin, uraxin, xitôzin và guanin.

—————————————————–

Bài 2.

Trình bày cấu trúc của phân tử ADN theo mô hình Watson – Crick.

Giải

Theo mô hình Watson và Crick cấu trúc phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch pôlinuclêôtit (mỗi mạch do các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphatđieste theo chiều 5′ → 3′ tạo thành) chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Chiều xoắn từ trái sang phải (ngược chiều kim đồng hồ – xoắn phải). Đường kính vòng xoắn là 2nm, chiều cao vòng xoắn là 3,4nm (một chu kì xoắn) gồm 10 cặp nuclêôtit. Chiều dài phân tử có thể tới hàng chục, hàng trăm micrômet.

Đa số các phân tử ADN được cấu tạo từ hai chuỗi pôlinuclêôtit cấu trúc theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân kết hợp với nhau) và nguyên tắc bổ sung (A của mạch này thì liên kết với T của mạch kia bằng hai mối liên kết hiđrô và ngược lại ; G của mạch này thì liên kết với X của mạch kia bằng ba mối liên kết hiđrô và ngược lại).

Phân tử ADN ở các tế bào nhân sơ thường có cấu trúc dạng mạch vòng, phân tử ADN ở các tế bào nhân thực có cấu trúc dạng mạch thẳng.

————————————————-

Bài 3.

Phân biệt các loại liên kết trong phân tử ADN.

Giải

Các loại liên kết trong phân tử ADN :

– Liên kết phôtphođieste: là liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit (axit phôtphoric của một nuclêôtit liên kết với đường của nuclêôtit bên cạnh).

– Liên kết hiđrô: A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđrô.

——————————————————-

Bài 4.

Chọn câu trả lời đúng. Đơn phân của phân tử ADN khác nhau ở :

a) Số nhóm – OH trong đường ribôzơ

b) Bazơ nitơ

c) Đường ribôzơ

d) Phôtphat

Giải

Đáp án: b) Bazơ nitơ

————————————————

Bài 5.

Điền vào chỗ trống trong những câu sau :

a) Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn, mỗi mạch đơn là một chuỗi………..

b) Mỗi nuclêôtit gồm nhóm phôtphat, đường đêôxiribôzơ và một trong bốn ……….(A, G, T, X).

Giải

Các từ theo thứ tự chỗ trống cần điền là :

a) Pôlinuclêôtit.

b) Bazơ nitơric.

c) 5’p, 3’OH.

Tag với:phan 2 chuong 1 sinh 10 nang cao

Bài liên quan:

  • Bài 11: Axit nuclêic( tiếp theo) ( Sinh 10 nâng cao)
  • Bài 9: Prôtêin ( Sinh 10 nâng cao)
  • Bài 8: Cacbohidrat( Saccarit) và lipit ( Sinh 10 nâng cao)
  • Bài 7: Các nguyên tố hóa học và nước của tế bào ( Sinh 10 nâng cao)

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

MỤC LỤC




Booktoan.com (2015 - 2021) Học Toán online - Giải bài tập môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Soạn Văn, Sách tham khảo và đề thi Toán.
THÔNG TIN:
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định - Hướng dẫn.